Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget ...
Phố thuộc địa phận xã Hàng Kênh cũ, trước giải phóng thuộc khu Hàng Kênh. Đây tuy là con đường nhỏ nhưng có vị trí khá thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán.
Thời Pháp thuộc phố gọi là Route du Marché de Chợ Con. Vì người Pháp đã đặt chợ Sắt ở khu nhượng địa, gọi là chợ Lớn (Grande Marché) nên ở khu bản xứ chợ được gọi là Chợ Con. Nhưng vì tiếng Pháp viết là Cho Con (không có dấu) khiến nhiều người hiểu là chợ Chó Con và suy ra ở đây bán nhiều chó con. Quả thực tại đây cũng bán nhiều chó con hơn nơi khác. Dân các xã Hàng Kênh, Dư Hàng... người từ Kiến Thụy, Đồ Sơn, Hải An trước đây thường đem hàng hóa tới bán.
Cho đến thời tạm chiếm, phố Chợ Con còn có hình thước thợ, gồm phố Chợ Con hiện nay và một đoạn của đường Hồ Sen bây giờ, thông ra phố Tô Hiệu ở ngã tư Trại Cau.
Khi có chợ, việc buôn bán khá sầm uất nhưng trước đó, khu vực chợ vào những năm đầu thế kỉ XX còn là vùng đất hoang, ngổn ngang gò đống và đầm lầy. Đi quá chợ một chút là nghĩa địa. Cuối nghĩa địa hai bên là hồ rộng. Nghĩa địa vào những năm 40 vẫn còn, sau đó dân các nơi kéo về đây ngày một đông, ao hồ được lấp dần, nghĩa địa bị san bằng. Ở đây ngoài dân làng Hàng Kênh còn có dân làng Xuân Cầu thuộc Bắc Ninh tới sinh sống và chuyên nghề làm giò chả. Một số nhà giàu mua đất lập ấp tạo ra những địa danh mới ở khu vực này: ngõ Phán An, ngõ Hàn Điềm.
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) ở gần ngõ Phán An đầu phố Chợ Con ngổn ngang người chết đói, sớm sớm xe bò chở xác đi, vôi bột rắc vào xác chết rơi trắng cả mặt đường. Sau giải phóng phố Chợ Con có nhiều thay đổi, những nhà xây mọc lên thay thế cho các nhà tranh lụp xụp ngày trước. Những vũng bùn lầy nước đọng không còn. Điện, nước máy đã được đưa vào tận các nhà trong ngõ sâu... Gần đây phố có cả nhà cao hai ba tầng.
Những ngày đầu kháng chiến, ở đây là một ổ đề kháng của ta. Ngày 25 - 11 - 1946, sau khi lính Pháp chiếm được trại Bảo An binh, phố Ga và phố Tám Gian thì trụ sở Ủy ban bảo vệ thành phố và mặt trận trung tâm của ta bị uy hiếp. Theo lệnh của Ủy ban bảo vệ thành phố, ngã ba Chợ Con - Hàng Kênh, ngã tư Hồ Sen và ngã tư Trại Cau An Dương đã nhanh chóng hình thành phòng tuyến mới để chặn địch.