Xuân Cầu

Quê nhà

  • Xuân Cầu

    Bài viết ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget ...

Posted by Tô Thắng 0 comments


_ Trích "TÔ HIỆU TẠI QUÊ HƯƠNG XUÂN CẦU - Tô Ngọc Thực _



Từ thủ đô Hà Nội theo đường quốc lộ số 5, đến km số 21, rẽ tay phải qua con đường nhựa nhỏ, qua cầu bê tông, ta đến làng Xuân Cầu, thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

Làng Xuân Cầu từ khi hợp xã thành một thôn thuộc xã Nghĩa Trụ, tuy thuộc xã Nghĩa Trụ nhưng tên Xuân Cầu vẫn được gọi phổ biến từ trước tới nay; từ Bắc chí Nam nhiều người trong lớp người lớn tuổi có lẽ đều biết đến Xuân Cầu qua câu ca dao:

Ai về Đồng Tỉnh, Xuân Cầu,
Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm

Đồng Tỉnh là một thôn dưới thôn Xuân Cầu, từ xưa đã có tiếng là buôn bán thuốc lào ngon, còn Xuân Cầu có tiếng nhuộm thâm rất tốt bằng một thứ lá, vải mặc đến rách cũng không phai.

Thôn Xuân Cầu nằm dài trên hữu ngạn sông Nghĩa Trụ - một nhánh sông đào của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.

Xuân Cầu là một làng cổ, có nhiều cây đa, đề, si, cây bàng, cây gạo cổ thụ, có một số giếng nước không biết xây từ bao giờ; giếng sâu, kè đá, miệng giếng tròn lát đá xanh, trên miệng giếng in hằn sâu nhiều vết thừng kéo nước của cư dân ngày trước.

Ba xóm của Xuân Cầu (Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao) có ba ngôi đình cổ, cột lim to, có tam quan 8 mái, trước cửa đình có voi đá, nghê đá, tượng đá đứng chầu. Cạnh đình nào cũng có văn chỉ thờ cúng các tiền nhân, có bia đá khắc tên các vị khoa bảng trong làng. Giữa xóm tam còn có một ngôi đình nhỏ gọi là đình Phường, đây là nơi hội họp của các phường, hội trước kia.
Dân làng Xuân Cầu từ xưa đã đi buôn bán làm ăn suốt Bắc - Trung - Nam. Xuân Cầu không phải là một làng thuần nông mà còn làm cả thủ công và thương nghiệp.

Xuân Cầu cũng còn là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời, những ngày lễ tết, tế đình hay lễ văn chỉ, nghe các cụ già làng đọc văn tế cứ thấy các cụ luôn luôn nêu tên các vị đỗ đại khoa thuở trước: Thám hoa, bảng nhãn, tiến sĩ... như nhắc nhở con cháu phải ra công học tập, rèn luyện cho nên người hữu ích. Vì tấm lòng đối với quê hương, tôi đã kể về quê hương hơi nhiều, song điều tôi muốn nói là chính ở làng quê cổ kính, thơ mộng, có nền văn hóa lâu đời này đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú mà tên tuổi của họ nhiều người biết đến và đã gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là các đồng chí Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương, Tô Quang Đẩu, Tô Gĩ, trong số các đồng chí trên, Tô Hiệu gắn bó với quê hương nhiều hơn cả, dân làng thường nhắc đến "Anh Hiệu" với tấm lòng trìu mến, thân thương. Xuân Cầu còn là quê hương của hai nhà văn hóa nổi tiếng: Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan hà họa sĩ Tô Ngọc Vân. Năm ngoái về thăm nhà truyền thống của Xuân Cầu tôi đã đọc được mấy dòng cảm tưởng của một bà giáo người Phá ghi trong sổ vàng: "Tôi rất xúc động và cảm phục ở một làng nhỏ bé trồng lúa nước như thế này mà đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú và nhiều nhà văn hóa nổi tiếng, tôi chân thành chúc tình hữu nghị Pháp - Việt ngày càng bền vững".

Quê hương của Tô Hiệu như thế đấy! ...


Đăng trong sách "Tinh thần Tô Hiệu" - Xuất bản năm 2000


 ❧ ❀ ❧ 



Phố thuộc địa phận xã Hàng Kênh cũ, trước giải phóng thuộc khu Hàng Kênh. Đây tuy là con đường nhỏ nhưng có vị trí khá thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán.
Thời Pháp thuộc phố gọi là Route du Marché de Chợ Con. Vì người Pháp đã đặt chợ Sắt ở khu nhượng địa, gọi là chợ Lớn (Grande Marché) nên ở khu bản xứ chợ được gọi là Chợ Con. Nhưng vì tiếng Pháp viết là Cho Con (không có dấu) khiến nhiều người hiểu là chợ Chó Con và suy ra ở đây bán nhiều chó con. Quả thực tại đây cũng bán nhiều chó con hơn nơi khác. Dân các xã Hàng Kênh, Dư Hàng... người từ Kiến Thụy, Đồ Sơn, Hải An trước đây thường đem hàng hóa tới bán.
Cho đến thời tạm chiếm, phố Chợ Con còn có hình thước thợ, gồm phố Chợ Con hiện nay và một đoạn của đường Hồ Sen bây giờ, thông ra phố Tô Hiệu ở ngã tư Trại Cau.
Khi có chợ, việc buôn bán khá sầm uất nhưng trước đó, khu vực chợ vào những năm đầu thế kỉ XX còn là vùng đất hoang, ngổn ngang gò đống và đầm lầy. Đi quá chợ một chút là nghĩa địa. Cuối nghĩa địa hai bên là hồ rộng. Nghĩa địa vào những năm 40 vẫn còn, sau đó dân các nơi kéo về đây ngày một đông, ao hồ được lấp dần, nghĩa địa bị san bằng. Ở đây ngoài dân làng Hàng Kênh còn có dân làng Xuân Cầu thuộc Bắc Ninh tới sinh sống và chuyên nghề làm giò chả. Một số nhà giàu mua đất lập ấp tạo ra những địa danh mới ở khu vực này: ngõ Phán An, ngõ Hàn Điềm.
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) ở gần ngõ Phán An đầu phố Chợ Con ngổn ngang người chết đói, sớm sớm xe bò chở xác đi, vôi bột rắc vào xác chết rơi trắng cả mặt đường. Sau giải phóng phố Chợ Con có nhiều thay đổi, những nhà xây mọc lên thay thế cho các nhà tranh lụp xụp ngày trước. Những vũng bùn lầy nước đọng không còn. Điện, nước máy đã được đưa vào tận các nhà trong ngõ sâu... Gần đây phố có cả nhà cao hai ba tầng.
Những ngày đầu kháng chiến, ở đây là một ổ đề kháng của ta. Ngày 25 - 11 - 1946, sau khi lính Pháp chiếm được trại Bảo An binh, phố Ga và phố Tám Gian thì trụ sở Ủy ban bảo vệ thành phố và mặt trận trung tâm của ta bị uy hiếp. Theo lệnh của Ủy ban bảo vệ thành phố, ngã ba Chợ Con - Hàng Kênh, ngã tư Hồ Sen và ngã tư Trại Cau An Dương đã nhanh chóng hình thành phòng tuyến mới để chặn địch.

Posted by Tô Thắng 0 comments


_ Tô Đồng _



...
Xuân Cầu rất gần Hà nội, ở khoảng cột cây số 21 của con đường số 5 nối liền Hà Nội - Hải phòng (km 21 QL5 rẽ phải). Làng Xuân cầu rất đẹp, chạy dài theo con sông Nghĩa Trụ, nhà ngói san sát, đường suốt làng lát gạch. Lũy tre xanh dầy đặc bao quanh. Ngay đầu cổng làng, lối đi ra đồng làm việc, có cây đa cổ thụ sống đã mấy trăm năm, đứng bên cạnh một giếng rất sâu, xây bằng đá, nước mạch lên trong suốt. Nếu vào từ đường số 5, có chợ Đường Cái là nơi dân quê thường họp những ngày phiên, phải đi qua một chiếc cầu gỗ lớn bắc qua sông. Phía đầu cầu người ta chôn một trụ đá to để ngăn không cho xe hơi chạy qua. Làng có nhiều họ, họ Tô, họ Quản, họ Khương, họ Lê, họ Nguyễn...

... Làng của các anh em họ Nguyễn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương). Của các con cháu dược sĩ Quản Trọng Tiến, thân phụ giáo sư dược khoa Quản Trọng Lạng. Của các anh em họ Tô như Tô Hiệu, mà có lúc người ta đồn rằng sẽ lấy tên ông đặt cho thành phố Hải Phòng, của Tô Điểm (Điển) (Tô Quang Đẩu) chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Liên Khu 3, của Tô Dĩ (Lê Giản) Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa...

... Làng Xuân cầu thành lập đã lâu, nên có tên trong Dư Địa Chí (1435) của cụ Nguyễn Trãi *. Đi men con đường gạch dài thì tới làng Đồng Tỉnh, được nói đến trong câu ca dao quen thuộc:

"Ai về Đồng tỉnh, Xuân cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai?
Để sầu cho khách vãng lai,
Để thương để nhớ cho hai cô hàng!"

Có lẽ người ta ám chỉ một cô bán thuốc ở Đồng tỉnh một cô nhuộm thâm ở Xuân cầu chăng?...


..."Ai về Đồng tỉnh, Huê cầu
Đồng tỉnh bán thuốc, Huê cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền... "

Và còn có những bài hát trống quân, hát nói:

"Giữa làng có điếm Đình Ba
Đồng gần Quán Ốc, đồng xa Cây Đề."

"Làng anh nhất xã chia làm ba thôn
Văn Minh đã nức tiếng đồn."


Làng chia làm 3 thôn: Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao...

... Tại chợ làng có bầy bán các chim ngói, chim sẻ, chim dẽ, và những con chuột đồng da trắng muốt vì đã được làm lông sạch sẽ. Người ta nói những con chuột này chỉ ăn thóc ngoài đồng vào mùa lúa chín nên thịt thơm ngon hơn thịt gà. Còn nhiều loại bánh trái như bánh gio, bánh khoai, bánh mật, mà đặc biệt là bánh tổ trong suốt mầu nâu đỏ, làm bằng bột và đường rồi nhuộm gấc, lúc ăn thì chiên lên như bánh phồng tôm."

* Dư địa chí (viết xong năm 1435) của Nguyễn Trăi chép:
"Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang, hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm".
(Bát Tràng làm đồ bát chén, Huê Cầu nhuộm vải thâm).

Tô Đồng
2004

  Nguồn: "Những dòng kỷ niệm"

Posted by Tô Thắng 0 comments


_ Theo bảng ghi trong Nhà tưởng niệm liệt sĩ Tô Hiệu _



Nghĩa Trụ là một vùng đất lịch sử có từ lâu đời.

Thời các Vua Hùng vùng đất này thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời Bắc thuộc, thuộc đất Luy Lâu.

Sang thời Lý-Trần thuộc Phủ Siêu Loại.

Thời Lê thuộc Huyện Văn Giang, Phủ Thuận An Trấn Kinh Bắc.

Dưới thời Bắc thuộc, các thôn Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Thọ Vực thuộc Tổng Xuân Cầu, thôn Đại Tài thuộc Tổng Đại Tài, cả hai Tổng thuộc Huyện Văn Giang Phủ Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.

Cuối năm 1946, bốn thôn nằm trên triền sông Nghĩa Trụ là Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Đại Tài, Thọ Vực sát nhập thành xã Nghĩa Trụ.

Tháng 10 năm 1947 Huyện Văn Giang cắt về Tỉnh Hưng Yên. Xã Nghĩa Trụ thuộc Huyện Văn Giang, gồm bốn thôn và một ấp là Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Thọ Vực và ấp Đồng Tỉnh.


Đây là vùng đất hiếu học, đất khoa bảng, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Dưới thời phong kiến xã Nghĩa Trụ có 12 người thi đỗ Đại Khoa.

Bước sang thế kỷ 20, Xuân Cầu lại xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa, điển hình là ông Nguyễn Công Hoan (1903), họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906) ...

Cũng vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, Xuân Cầu lại xuất hiện một đội ngũ thanh niên còn rất trẻ, giàu lòng yêu nước căm thù giặc, cống hiến trọn đời mình cho Đảng, cho đất nước. Đó là các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Tô Chấn, Lê Giản, Tô Quang Đẩu.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ đã giành được nhiều thành tích to lớn được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn Vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang.

 ❧ ❀ ❧ 


Labels

Labels

Labels