Trong không gian văn hoá xã hội đó, một số làng do hội tụ được nhiều điều kiện cả về vị trí địa lý, các yếu tố về kinh tế, tâm linh, về vai trò của người thày,… đã xuất hiện những cá nhân biết vượt khó khăn để học tập trở thành những con người xuất sắc thành đạt trên con đường khoa cử. ở đó, các lớp thế hệ sau kế tiếp thế hệ đi trước đỗ đạt khoa bảng tạo lập nên truyền thống gia đình, dòng họ hiếu học, những làng có truyền thống hiếu học tiêu biểu.
Trong gần 850 năm của nền giáo dục khoa cử Nho giáo, tỉnh Hưng Yên có 102 làng có người đỗ đại khoa trong các cuộc thi do triều đình tổ chức, với tổng số 228 vị.
Các làng có truyền thống hiếu học tiêu biểu thời phong kiến bao gồm 16 làng: An Cầu, Bình Dân, Bình Hồ, Cửu Cao, Đa Ngưu, Đan Nhiễm, Hải Yến, Lạc Đạo, Lại ốc, Liêu Xá, Nghĩa Trai, Phú Thị, Phù Vệ, Thanh Xá, Thổ Hoàng, Xuân Cầu.
Số người đỗ đạt ở 16 làng khoa bảng có 102 vị chiếm 44,7% trong tổng số 228 vị đỗ đại khoa của tỉnh, có 5/15 làng có từ 10 vị trở lên.
Trong đó có 5 làng (trong tổng số 25 làng của cả nước) có từ 10 người đỗ trở lên, bằng số làng của Hà Nội, đó là các làng
- Phù Vệ, Thổ Hoàng (Ân Thi) có 12 người,
- Xuân Cầu (Văn Giang), Lạc Đạo (Văn Lâm) 11 người,
- Đan Nhiễm (Văn Giang) 10 người.
Nguồn: NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN SÁCH LÀNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC HƯNG YÊN, Hoàng Mạnh Thắng, 2003-2004, Sở Văn hoá - Thông tin.
Riêng Xuân Cầu 1 thôn mà có tới 11 vị đỗ đại khoa,
(đất văn hóa, đất khoa bảng, “đất học”)
9 Tiến sĩ gồm các vị :
- Nguyễn Hằng (1586),
- Nguyễn Tính (1640),
- Nguyễn Hành (1688),
- Quản Danh Dương (1710),
- Nguyễn Quốc Dực (1718),
- Quản Dĩnh (1727),
- Quản Đình Du (1731),
- Nguyễn Gia Cát (1787),
- Tô Trân (Tô Ngọc Giang) (1826)