người xã Điền Trì huyện Chí Linh, Nho sinh trúng thức.
Trung thư giám hoa văn học sinh người xã Phú Thị huyện Gia Lâm là Bùi Đình Kiên vâng viết chữ (chân).
Cẩn sự lang Kim quang môn Đãi chiếu Triện thích thái hàm Tự thừa Liêu Tường nam Nguyễn Đình Huy viết chữ triện.
Chú thích:
1. Vũ Công Tể (1687-1745) người xã Hải Bối huyện Yên Lãng (nay là xã Hải Bối huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông giữ các chức quan, như Hiến phó, Bồi tụng, Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại, tước Lãng Quận công. Sau khi mất, ông được tặng Thái bảo.
2. Nguyễn Tuyền (1687-1736) người xã Nỗ Bạn huyện Thanh Trì (nay thuộc xã Liên Phương huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây), trú quán xã Văn Giáp huyện Thượng Phúc (nay thuộc huyện Thường Tín). Ông giữ các chức quan, như Huấn đạo, Tả Thị lang Bộ Binh, Hữu Tư giảng, tước hầu. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Binh, phong tước Đại vương.
3. Ninh Địch (1687-?) người xã Côi Trì huyện Yên Mô (nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình). Ông là chú của Ninh Tốn và giữ các chức quan, như Huấn đạo, thăng Đông các Đại học sĩ.
4. Lê Hữu Kiều (1691-1760) hiệu là Tốn Trai , người xã Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay thuộc xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên). Ông là con của Lê Hữu Danh, chú Lê Trọng Tín và là cha của Lê Hữu Dụng. Ông giữ các chức quan, như: Tư vụ ở Bộ Hộ, quyền Hiến sát sứ Kinh Bắc, Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Hữu Thị lang Bộ Công và được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc); thăng Tả Thị lang Bộ Công, tước Liêu Đình bá; thăng Đô đài, Thượng thư Bộ Công; rồi làm Tham tụng, Đốc trấn Thái Nguyên, Tham tri Nghệ An, Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Lễ, tước Liêu Đình hầu. Sau khi mất, ông được tặng hàm Thiếu phó, tước Liêu Quận công.
5. Nguyễn Danh Hiền (1694-?) người xã Thượng Yên Quyết huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hiệu thảo.
6. Nguyễn Công Viên (1691-?) người xã Vịnh Kiều huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Đồng Nguyên huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Hiệu thư, Đốc đồng Cao Bằng.
7. Nguyễn Cẩm (1678-?) người xã Bát Tràng huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội). Ông là em của Nguyễn Đăng Liên, trước đỗ khoa Sĩ vọng và giữ các chức quan, như Tri huyện, thăng Quốc tử giám Tế tửu. Sau khi mất, ông được tặng chức Phó Đô Ngự sử.
8. Trương Hữu Thiệu (1687-?) người xã Thiên Linh huyện Ngọc Sơn (nay thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa). Ông trước đỗ khoa Sĩ vọng, làm quan Huấn đạo, thăng Giám sát.
9. Lê Như Kỳ (1684-1772) người xã Yên Xá huyện Thụy Nguyên (nay thuộc xã Thiệu Thịnh huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa). Ông làm quan Tri huyện, thăng Tả Thị lang Bộ Hình, tước bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Tả Thị lang Bộ Binh.
10. Hà Sách Dự (1682-?) người xã Yên Nhân huyện Đường Hào (nay là thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên). Ông thi Hương đỗ Giải nguyên, làm quan Huấn đạo, thăng đến chức Giám sát Ngự sử.
11. Dương Quán (1687-?) người xã Lạc Đạo huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Lạc Đạo huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Giám sát.
12. Nguyễn Lệnh Nghi (1687-?) người xã Thanh Lâm huyện Thanh Lâm (nay thuộc xã An Thịnh huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh). Ông làm quan Huấn đạo, thăng đến Tả Thị lang Bộ Lại và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng bị mất trên đường đi. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Hình, tước Sách Quận công. Có tài liệu ghi ông là Đỗ Lệnh Nghi.
13. Nguyễn Đình Bá (1674-?) người xã Nộn Hồ huyện Nam Đường (nay thuộc xã Xuân Hòa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An). Ông là cha của Nguyễn Đình Truyền, làm quan Huấn đạo, thăng đến Giám sát.
14. Nguyễn Đình Toản (1668-?) người xã Văn Trưng huyện Bạch Hạc (nay thuộc xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc). Ông con của Nguyễn Đình Sách, làm quan Tham nghị, thăng đến chức Tự khanh.
15. Lê Đăng Truyền (1683-?) người xã Tiên Bào huyện Nghi Xuân (nay thuộc xã Xuân Yên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Ông làm quan Giám sát.
16. Nguyễn Quốc Dực (1693-?) người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông làm quan Tham chính. Sau khi mất, ông được tặng chức Phó Đô Ngự sử.
17. Trần Cảnh (1684-1758) người xã Điền Trì huyện Chí Linh (nay thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). Ông là con của Trần Thọ, cha Trần Tiến, làm quan Thượng thư Bộ Hình, tước Quận công và về trí sĩ. Sau lại được trọng dụng, làm quan Tham tụng, Thượng thư Bộ Lễ. Sau khi mất, ông được tặng hàm Thái bảo.
0 Responses
Đăng nhận xét