Xuân Cầu

Quê nhà

  • Xuân Cầu

    Bài viết ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget ...

Posted by Tô Thắng 0 comments


Tô Trân (1791-?): đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi hội năm Bính Tuất, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 7 (1826).



Danh thần, sử gia đời Minh Mạng, Tự Đức; quê xã Hoa Cầu (sau đổi là Xuân Cầu), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.

Năm Bính tuất 1826, ông đỗ tiến sĩ làm Tuần phủ tỉnh Định Tường. Khi thành mất vì giặc Pháp, ông bị cách chức. Sau được khai phục, thăng Hữu tham tri bộ Lễ, Toản tu Quốc sử quán rồi về hưu.

Lúc mất thành Định Tường, ông bỏ nhiệm sở và làm một bài thơ tỏ chí:

"Dục bãi bất năng chử vũ dương,
Phân điền, phân thổ bất phân vương.
Gia ưng hữu thất hà tu thỉ.
Lễ bất cầu phong chỉ dụng dương.
Đạt đắc chúng nhân suy hạnh xuất.
Thao tồn nhất thủ tự vô đương.
Ngư du thảo hạ hòa biên ổn.
Ngọc chẩn di xa tụy nhất đường."

Bản dịch:

Muốn thôi, cánh liệng, chẳng cho thôi,
Xẻ đất, quyền vương chẳng xe đôi.
Không lợn, đã nhà nề nếp sẵn,
Có dê chưa hậu, lễ nghi rồi.
Nhiều người khen đạt mình may thoát,
Còn một tay thao việc khó trôi!
Cá tựa lúa êm bơi dưới cỏ,
Xe về nhà ngọc họp đầy vơi.

Bài thơ chữ Hán trên, ngoài ý từ biệt tỉnh Định Tường về quê nghỉ, tác giả đã có tài xuất sắc là dùng tám câu thơ, mỗi câu tả tự dạng một chữ, có trật tự rõ ràng, thành tám chữ Thư lí Định Tường Tuần phủ Tô Trân (nghĩa là tạm quyền chức Tuần phủ tỉnh Định Tường Tô Trân). Mỗi câu về cách tả tự dạng chiết tự của mỗi từ đề trình bày rõ ý nghĩa cả câu. Đây là một bài thơ vừa có nghệ thuật hội họa, vừa có giá trị nghệ thuật thơ.

Các tác phẩm của ông có:

  • Minh Mạng chánh yếu
  • Đại Nam thực lục chánh biên
  • Bắc hành tập
Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên) (560 quyển) do ông và một số sử gia thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn bắt đầu từ Thái tổ Gia Dũ hoàng đế (Nguyễn Hoàng 1558) đến năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777).

Phần chính biên gồm 66 quyển chép các sự việc từ đời vua Gia Long (1802) đến năm Đồng Khánh cộng tất cả 7 đời vua mỗi đời một kỉ, cộng 7 kỉ (kể cả kỉ dẫn nhập).

Q 1: Đệ nhất kỉ (đời Gia Long).
Q 2: Đệ nhị kỉ (đời Minh Mạng).
Q 3: Đệ tam kỉ (đời Thiệu Trị).
Q 4: Đệ tứ kỉ (đời Tự Đức).
Q 5: Đệ ngũ kỉ (cuối đời Tự Đức - Kiến Phước).
Q 6: Đệ lục kỉ (đời Hàm Nghi, Đồng Khánh).

Ông (Tô Trân) giữ chức Toản tu và trực tiếp biên soạn kỉ thứ nhất và kỉ thứ hai, kỉ thứ ba dưới quyền của Tổng tài Phan Thanh Giản.

Đây là một bộ sử quan trọng và vĩ đại nhất của triều Nguyễn được tổ chức biên soạn công phu và có phương pháp từ trước đến đương thời.

Ngoài ra ông còn trực tiếp biên soạn bộ Minh Mạng chánh yếu trong đời vua Minh Mạng.

Nguồn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế)


Khi Pháp xâm lược, ông thuộc phái chủ chiến
một trong hai phái chính trong nội bộ triều đình Tự Đức (1848 - 83), xuất hiện sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. PCC chủ trương tổ chức toàn dân kháng chiến chống Pháp để giữ gìn độc lập dân tộc và thu hồi các tỉnh đã bị Pháp chiếm. Đại diện là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tư Giản, Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiến Hữu, Vũ Phạm Khải. Là thiểu số trong triều đình Tự Đức, nhưng đã phản ánh được ý chí truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân, thể hiện trong phong trào kháng Pháp sôi nổi suốt trên ba thập kỉ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước.
(Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)


 ❀   ❀   ❀   ❀   ❀   ❀ 




VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826)




皇朝明命柒年丙戌會試科進士題名碑

賜 第 二 甲 進 士 出 身 貳 名
黃 濟 美, 舉人, 山西鎮國威府慈廉縣東鄂社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 輝 佑, 監生, 海陽鎮寧江府四歧縣春裊社人, 年庚癸卯肆拾肆歲
賜 第 三 甲 同 進 士 出 身 捌 名
潘 清 簡, 舉人, 永清鎮定遠府永平縣安盛和村人, 年庚丙辰參拾壹歲
朱 文 議, 舉人, 北寧鎮慈山府安豊縣安阜社人, 年庚丁未肆拾歲
武 璠, 舉人, 懷德府壽昌縣寺塔村人, 年庚甲子貳拾參歲
蘇 珍, 舉人, 北寧鎮順安府文江縣春梂社人, 年庚辛亥參拾陸歲
魏 克 , 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣春園社人, 年庚己未貳拾捌歲
鄧 文 啟, 舉人, 會元北寧鎮順安府文江縣弄亭社人, 年庚甲寅參拾參歲
武 時 敏, 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣會統社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 文 勝, 舉人, 懷德府永順縣安泰坊人, 年庚癸亥貳拾肆歲。

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người
HOÀNG TẾ MỸ 黃濟美1,Cử nhân, người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm tân Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN HUY HỰU 阮輝佑2,Giám sinh, người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương, sinh năm Quý Mão, thi đỗ năm 44 tuổi.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân8 người
PHAN THANH GIẢN 潘清蕑3,Cử nhân, người thôn An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh, sinh năm Bính Thìn, thi đỗ năm 31 tuổi.
CHU VĂN NGHỊ 朱文議4, Cử nhân, người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh, sinh năm Đinh Mùi, thi đỗ năm 40 tuổi.
VŨ [TÔNG] PHAN 武宗璠5,Cử nhân, người thôn Tự Tháp huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 23 tuổi.
TÔ TRÂN 蘇珍6, Cử nhân, người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 36 tuổi.
NGỤY KHẮC TUẦN 魏克循7, Cử nhân, người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm Kỷ Mùi, thi đỗ năm 26 tuổi.
ĐẶNG VĂN KHẢI 鄧文啟8, Cử nhân, Hội nguyên, người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh, sinh năm Giáp Dần, thi đỗ năm 33 tuổi.
VŨ THỜI MẪN 武時敏9, Cử nhân, người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm t Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN VĂN THẮNG 阮文勝10, Cử nhân, người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức, sinh năm Quý Hợi, thi đỗ năm 24 tuổi.
Bia truy khắc ngày lành tháng 3 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831).
Chú thích:

1. Hoàng Tế Mỹ (1795-?) hiệu Phục Đình và tự là Thế Thúc, nguyên quán xã Đông Bình huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh). Sau gia đình di cư đến ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây (nay là ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Ông là con của Hoàng Nguyễn Thự và thi đỗ Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Án sát sứ Hải Dương, Bố chánh Hải Dương, Án sát sứ Cao Bằng, Hữu Thị lang Bộ Hình, Tham tri Bộ Hình và từng được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Lễ. Ông còn có tên là Hoàng Phạm Thanh .

2. Nguyễn Huy Hựu (1783-?) người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Đốc học.

3. Phan Thanh Giản (1796-1867) hiệu là Lương Khê,Ước Phu, biệt hiệu là Mai Xuyênvà tự là Tĩnh Bá và Đạm Nhưngười xã An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình trấn Vĩnh Thạnh (nay thuộc huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Lang trung Bộ Hình, Tham hiệp Nghệ An, Thị lang Bộ Lễ, Hiệp trấn Ninh Bình, Viên ngoại lang Bộ Hộ, Hồng lô tự khanh, Đại lý tự khanh, Đại thần Viện Cơ mật, Lang trung Bộ Hộ, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thự hiệp biện Đại học sĩ, Tổng đốc Vĩnh Long. Khi quân Pháp tấn công Vĩnh Long, ông biết là không thể giữ nổi thành, đã để mất thành cho quân Pháp và tự vẫn. Sinh thời, ông được triều đình cử làm Phó Chánh sứ (năm 1832) sang nhà Thanh (Trung Quốc) và được cử làm Chánh sứ (năm 1863) sang Pháp.

4. Chu Văn Nghị (1787-1842) người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh (nay thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Cử nhân năm Kỷ Mão (1819). Tuy thi đỗ Tiến sĩ, nhưng ông không ra làm quan và ở quê dạy học.

5. Vũ Tông Phan (1804-1862) hiệu là Lỗ Am,Đường Xuyênvà tự là Hoán Phủ,người xã Hoa Đường huyện Đường An (nay thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương), sau di đến ở thôn Tự Tháp phường Báo Thiên huyện Thọ Xương Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội).Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Tham hiệp tỉnh Thái Nguyên, Đốc học tỉnh Bắc Ninh. Sau ông cáo ốm về nhà mở trường dạy học, học trò theo ông rất đông và nhiều người đỗ đạt.Chữ Tông trong bia bị đục do kiêng huý, nên có tài liệu cũng ghi ông là Vũ Phan

6. Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường, Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.

7. Ngụy Khắc Tuần (1799-1854) hiệu là Thiện Phủ,người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Ông là anh của Ngụy Khắc Thành và đỗ Cử nhân năm Tân Tị niên hiệu Minh Mệnh thứ 2 (1821). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện, Lang trung Bộ Hộ, Tham hiệp trấn Ninh Bình và Thanh Hóa, Bố chánh Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hóa và Nam Định, Hữu Thị lang Bộ Công, Tuần phủ Bắc Ninh, Tổng đốc Sơn- Hưng-Tuyên, sau thăng Thượng thư Bộ Hộ và được cử đi sứ sang Pháp. Sau khi mất, ông được tặng chức Hiệp biện Đại học sĩ.

8. Đặng Văn Khải (1784-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh (nay thuộc Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Lang trung, từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Viên ngoại.

9. Vũ Thời Mẫn (1795-?) người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Bố chánh.

10. Nguyễn Văn Thắng (1803-?) người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức (nay thuộc phường Bưởi quận Ba Đình Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Tham hiệp.


Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH



Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12 - KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)

國朝明命丙戌科第三甲同進士出身朱文議安豐安阜蘇珍文江春梂禮部右参知克史館察修 

TÔ TRÂN 蘇珍2 người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Sử quán Toản tu. 

Chú thích:  2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.
  

Categories:

0 Responses

Đăng nhận xét

Labels

Labels

Labels