Cẩn sự lang Hàn lâm viện Hiệu lý Tri Thị nội Thư tả Thủy binh phiên Nguyễn Quý Ân(4) vâng sắc soạn.
Tá lý công thần Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ Thiếu phó Liêm Quận công Nguyễn Quý Đức vâng sắc nhuận.
người xã Tỉnh Thạch huyện Thiên Lộc.
Thị nội Thư tả Hộ phiên Tiến công Thứ lang Huyện thừa, người xã Hoa Đường huyện Đường An Phạm Toàn vâng viết chân.
Kim quang môn Đãi chiếu Triện thích thái thừa Cẩn sự lang Quang Hiếu điện Tự thừa Liêu Tường nam Nguyễn Đình Huy vâng viết chữ triện.
Chú thích:
1. Hạn lộc: một bài thơ trong Kinh Thi: "Diên phi lệ thiên, ngư dược vu uyên, khải đễ quân tử, hà bất tác nhân" Trời cao diều bay, vực sâu cá nhảy; quân tử gần dân, sao không tác thành cho quốc nhân? (Thi, Đại nhã, Hạn lộc). Bài thơ ca ngợi bậc quân tử có đức, chăm lo bồi dưỡng nhân tài.
2. Nguyên văn: "Thâm Phong thủy yến dực chi mưu", dùng điển thơ Kinh Thi: "Phong thủy hữu dĩ, Vũ vương khải bất sĩ, di quyết tôn mưu, dĩ yến dực tử" Bờ sông Phong rau cần dài tốt, Vũ vương sao không cúng tế, để mưu lược cho cháu chắt, để yên giúp cho các con (Thi, Đại nhã, Văn Vương hữu thanh).
3. Khoa này dựng trường thi ở bãi giữa (trung sa) sông Hồng, sử sách chỉ thấy Lịch triều tạp kỷ có chép sơ qua: "Tháng 11 mở khoa thi Hội thi các cử nhân suốt cả nước. Trường thi làm ở trên bãi cát bên sông Nhị Hà...". Đoạn văn trên đây chưa rõ tại sao nói vì mùa đông lạnh, dựng trường thi ở bãi giữa để thuận tiện cho các viên chấp sự và các cử nhân?
4. Nguyễn Quý Ân (1673-1722) người xã Thiên Mỗ huyện Từ Liêm (nay là xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh 11 (1715). Ông là con của Thượng thư Nguyễn Quý Đức, làm quan Đề hình Tả Tư giảng. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Công, phúc thần Trung đẳng đại vương. Xem chú thích 4, Bia số 41.
5. Nguyễn Đình Hoàn (1661-?) người phường Bái Ân huyện Quảng Đức (nay là phường Bưởi quận Ba Đình Tp. Hà Nội). Ông làm quan Bồi tụng Binh bộ Hữu Thị lang, tước Ân Hải hầu. Sau khi mất, ông được tặng chức Tả Thị lang Bộ Binh, tước Quận công.
6. Nguyễn Hồ (1644-?) người xã Phù Khê huyện Đông Ngàn (nay là xã Phù Khê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh). Ông là chú Nguyễn Trọng Đột, làm quan Tham chính xứ Thanh Hóa.
7. Nguyễn Hành (1656-?) người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông là con của Thân Tuyền, cháu nội của Thân Khuê và là con nuôi Nguyễn Tính (nên lấy theo họ của cha nuôi). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lại, tước tử và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Công.
8. Nguyễn Quốc Cương (1662-?) người xã Bình Lục huyện Yên Phong (nay thuộc xã Thụy Hòa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Trước khi đi thi, ông làm quan Tri huyện, sau làm quan Tự khanh và đổi là Nguyễn Quốc Vỹ.
9. Ngô Tuấn Dị (1655-?) người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Hiệu thảo.
10. Nguyễn Đình Tuấn (1661-?) người xã Kiệt Đặc huyện Chí Linh (nay thuộc xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Thừa chỉ, về trí sĩ.
11. Hà Tông Mục (1653-?) người xã Tinh Thạch huyện Thiên Lộc (nay thuộc xã Hậu Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông giữ các chức quan, như làm quan Kinh lược đi kiểm tra công việc ở xứ Tuyên Quang, thăng chức Tự khanh, Bồi tụng kiêm Phủ doãn phủ Phụng Thiên, Biên tu Quốc sử quán, Tả Thị lang Bộ Hình, tước nam và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Hộ, tước tử. Sau này, một số tài liệu ghi là Hà Tôn Mục vì kiêng huý đời Nguyễn.
0 Responses
Đăng nhận xét