Xuân Cầu

Quê nhà

  • Xuân Cầu

    Bài viết ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget ...

Posted by Tô Thắng 0 comments

Theo Wikipedia

Nguyễn Công Hoan
(6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội)
là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.




Tiểu sử


Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (thời ấy thuộc tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Ông có ba người em trai là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương), Nguyễn Công Bồng và Nguyễn Công Mỹ[1][2].

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra.

Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo.

Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948.

Nguyễn Công Hoan,
tự Trọng Lạc
Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ.

Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó.
Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).

Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội.

Tên ông được đặt cho một phố ở Hà Nội, đoạn giữa hai phố Ngọc Khánh và Nguyễn Chí Thanh.

Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.


Tác phẩm


Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học, các tác phẩm chính của ông là:

  • Kiếp hồng nhan (truyện ngắn, 1923)
  • Răng con chó của nhà tư sản (truyện ngắn, 1929; đăng Annam tạp chí số 23 năm 1931 với nhan đề Răng con vật nhà tư bản)
  • Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1930)
  • Thật là phúc (truyện ngắn, 1931)
  • Người ngựa, ngựa người (truyện ngắn, 1931)
  • Thế là mợ nó đi tây (truyện ngắn, 1932)
  • Xin chữ cụ nghè (truyện ngắn, 1932)
  • Tắt lửa lòng (truyện dài, 1933)
  • Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết, 1934)
  • Kép Tư Bền (tập truyện ngắn, 1935)
  • Cô làm công (tiểu thuyết, 1936)
  • Oẳn tà roằn (truyện ngắn, 1937)
  • Vợ (truyện ngắn, 1937)
  • Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)
  • Tinh thần thể dục (truyện ngắn, 1939)
  • Phành phạch (truyện ngắn, 1939)
  • Cái thủ lợn (tiểu thuyết, 1939)
  • Nông dân và địa chủ (truyện ngắn, 1955)
  • Tranh tối tranh sáng (truyện dài, 1956)
  • Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn 1930 (1960)
  • Hỗn canh hỗn cư (truyện dài, 1961)
  • Đống rác cũ (tiểu thuyết, 1963)
  • Ðời viết văn của tôi (hồi ký, 1971)
  • Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập)


Năm 1936, truyện dài Tắt lửa lòng của ông đã được Trần Hữu Trang chuyển thể thành vở cải lương nổi tiếng Lan và Điệp.


Thành tựu văn học



Nguyễn Công Hoan là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Tác phẩm Kép Tư Bền (viết năm 1927, xuất bản năm 1935) đã gây chấn động trên văn đàn, và là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuậtnghệ thuật vị nhân sinh lúc bấy giờ. Nhiều tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình giáo dục phổ thông các cấp.
...Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một "bách khoa thư", một "tấn trò đời" mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười như một "vũ khí của người mạnh" để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa vào dĩ vãng... Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan với đặc điểm của nó đã nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp... Chúng ta có quyền tự hào về Nguyễn Công Hoan và coi ông là bậc thầy truyện ngắn...
Nguyễn Công Hoan là nhà văn có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại... Nguyễn Công Hoan đã đột phá vào những thành trì, khuôn khổ của giáo huấn và tiếp nhận, tuân theo một chủ nghĩa khách quan lịch sử khi miêu tả hiện thực.
Giới nghiên cứu văn học khi bàn đến sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam đều nhất trí đánh giá cao vai trò, vị trí của Nguyễn Công Hoan, người có những tác phẩm được coi là "cổ điển" trong nền văn học hiện đại."[3]

Từ điển bách khoa Việt Nam đánh giá:
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót."[4]

Ngoài sáng tác, những bài tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng được đánh giá cao vì có cái nhìn, cách tiếp cận sắc sảo về các tác giả văn học Việt Nam.

Ông từng có mặt trong Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô từ thập niên 1960[5].




Giai thoại



(1) Mặc dù sinh thời, Phạm Quỳnh nhận xét về Nguyễn Công Hoan rằng: "Truyện viết hay như Tây" nhưng ông rất ít đọc các tác phẩm văn học nước ngoài, kể cả tác phẩm của các tác giả bậc thầy. Theo ông kể lại, ngày còn đi học, ông được một người thân cho ba đồng bạc để mua sách, ông góp thêm tiền vào mua được bộ tiểu thuyết "Bá tước Monte Cristo" (bấy giờ được dịch sang tiếng Việt là "Ngọc Sơn bá tước") của Alexandre Dumas. Sách mua về, ông chỉ đọc có chương đầu tiên rồi bỏ, từ đấy cuốn sách chỉ để cho mượn. Khi ông được người bạn cho mượn một tập truyện ngắn của Guy de Maupassant thì ông cũng chỉ đọc có truyện đầu là truyện "Lão ăn mày", rồi không xem thêm nữa.[6]

(2) Một lần, cảnh sát khu vực phường Trần Hưng Đạo đến nhà gặp Nguyễn Công Hoan để kê khai bổ sung về hộ khẩu, lý lịch. Đến mục "Trình độ văn hóa", ông khai là "đọc thông, viết thạo". Người cảnh sát khu vực tròn xoe mắt thắc mắc: "Thưa bác, bác là nhà văn lớn mà khai như thế này, liệu có khiêm tốn quá không?".

Ông Hoan nói: "Ghi đúng đấy. Tôi hồi trước học theo văn bằng của Pháp chỉ tương đương hết phổ thông bây giờ. Tôi từng chỉ là thầy giáo tiểu học. Nhưng bây giờ nhiều trường đại học vẫn mời tôi giảng bài cho các thế hệ sinh viên. Theo anh, tôi nên khai như thế nào?".[7]

(3) Ông nội của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đức Liên, đưa ra quy ước về cách đặt tên đệm lần lượt theo các đời là "Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ", do vậy ông được đặt tên đệm chữ "Công". Các con trai của ông được đặt tên đệm chữ "Tài" (Nguyễn Tài Khoái, Nguyễn Tài Đông, ngang hàng có "Nguyễn Tài Dư, Nguyễn Tài Anh"...).
Cháu nội ông lấy đệm chữ "Trường" (Nguyễn Trường Thống Nhất, Nguyễn Trường Đại...). Cũng theo quy ước đó, khi đến chữ "Tộ" thì quay lại chữ "Đức".
Ý nghĩa của tám chữ được dùng để đặt tên đệm đó đại ý là có đạo đức, có tài năng thì tiếng tăm được lưu truyền trên thế gian này mãi mãi.[7]




Gia đình - Chú thích - Liên kết ngoài



Gia đình
Con trai là Nguyễn Tài, Đại tá nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)|Bộ Công an.

Cháu Nguyễn Trường Đại, hiện là Đại tá Cục phó Cục Thông tin liên lạc (H47), Tổng cục Hậu Cần Kỹ thuật - Bộ Công an


Liên kết ngoài
Chú thích
  1. ^ "Đồng chí Lê Văn Lương: vì nước, vì dân". Báo Công an Nhân dân. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ "Nguyễn Công Mỹ". Thư viện Hải Phòng. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ Bài giới thiệu về Nguyễn Công Hoan trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt nam
  4. ^ Bách khoa toàn thư Việt Nam online
  5. ^ Danh nhân Hưng Yên.
  6. ^ Báo Tổ quốc online truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009
  7. ^ a b Báo Công an Nhân dân và An ninh thế giới online truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2009



Tác phẩm (sưu tầm trên mạng)



Nguyễn Công Hoan,
tự Trọng Lạc

  1. Chuyện thế-gian II, dịch-thuật (cùng Nguyễn Công Tỉnh, Bùi Huy Cường, Nguyễn Trọng Đường) (H.: Tản Đà Thư Điếm, 1923 - 63 p.)
  2. Kiếp hồng nhan (H.: Nghiêm-Hàm, 1924 - 178 p.; 13 cm)(viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923)
  3. Vần chữ Việt-Nam (Hải Dương: Văn Hải Thư Điếm, 1929 - 16 p.)
  4. Những cảnh khốn nạn I (H.: Dương Xuân Thư Quán, 1932 - 218 p.)
  5. Xã-hội ba-đào ký (Hải Phòng: Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p.)
  6. Xã-hội ba-đào ký II: Chuyện chó chết (Hải Phòng: Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p.)
  7. Xã-hội ba-đào ký III: Hai thằng khốn-nạn (Hải Phòng: Mai-Lĩnh, 1934 - 14 p.)
  8. Kép Tư Bền, truyện-ngắn (H.: Tân-Dân, 1er Juin 1935 - 150 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  9. Cô giáo Minh, truyện dài (H.: Tân-Dân, 1936 - 219 p.) (Tiểu-Thuyết Thứ Bảy)
  10. Tắt lửa lòng (H.: Tân-Dân, 1er Décembre 1936 ; 0$25) (Phổ-Thông Bán-Nguyệt-San 1)
  11. Hai thằng khốn-nạn (H.: Tân-Dân, 1937 - 166 p. ? ; 0$25) (P.T.B.N.S 5)

2 - Kiếp hồng nhan
8 - Kép Tư Bền
9 - Cô giáo Minh
10 - Tắt lửa lòng
11 - Hai thằng khốn-nạn

  1. Tấm lòng vàng, giáo-dục tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Juillet 1937 - 136 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 8)
  2. Đào kép mới (H.: Tân-Dân, 1er Décembre 1937 - 172 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 13)
  3. Tơ-vương, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Mai 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 18)
  4. Bước đường cùng, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Octobre 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 23 Bìa trắng, bị cấm)
  5. Sóng vũ-môn, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Décembre 1938 ; 0$25) (P.T.B.N.S 26)
12 - Tấm lòng vàng
13 - Đào kép mới
14 - Tơ vương
15 - Bước đường cùng
16 - Sóng vũ-môn

  1. Lá ngọc cành vàng (1er Mai 1939 ; 0$25) (P.T.B.N.S 34)
  2. Người vợ lẽ bạn tôi, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Décembre 1939 - 154 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 48)
  3. Tay trắng, trắng tay, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 16 Mars 1940 - 160 p. ; 0$25) (P.T.B.N.S 55)
  4. Chiếc nhẫn vàng, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Mai 1940 - 160 p. ?) (P.T.B.N.S 58)
  5. Ông chủ báo, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 16 Juin 1940 - 152 p.) (P.T.B.N.S 61)
17 - Lá ngọc cành vàng
18 - Người vợ lẽ bạn tôi
19 - Tay trắng, trắng tay
20 - Chiếc nhẫn vàng
21 - Ông chủ báo

  1. Nợ nần, tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 1er Octobre 1940 - 160 p. ; 0$30) (P.T.B.N.S 68)
  2. Trên  đường sự-nghiệp, tiểu-thuyết (H.:  Tân-Dân, 1941 - I: 1er Nobembre,  132 p. - II: 16 Nobembre, p. 119-250 -  III: 1er Décembre, p. 233-352 ;  0$30) (P.T.B.N.S 94-96)
  3. Thanh-đạm, truyện dài (H.: Đời Mới, 1942 - 473 p.)
22 - Nợ nần
23.1 - Trên đườngsự-nghiệp
23.2 - Trên đườngsự-nghiệp
23.3 - Trên đườngsự-nghiệp
24 - Thanh-đạm

  1. Nghịch cảnh (H.: Đời Mới, 1943 - 188 p.)
  2. Bơ vơ, tiểu thuyết (H.: Đời Mới, 1944 - 149 p.)
  3. Danh tiết, tiểu thuyết (H.: Đời Mới, 1944 - 230 p.)
  4. Lệ Dung, truyện dài (H.: Đời Mới, 1944 - 176 p.)
  5. Cô làm công, nhật ký (H.: Đời Mới, 1944 - 100 p.)
  6. Ông chủ bà chủ, những truyện thực từ mười năm về trước (H. : Đời Mới, 1944 - 213 p.)
  7. Tấm lòng vàng (H.: Đời Mới, 1944 - 133 p.)
  8. Cái thủ lợn (H.: Đời Mới, 1945 - 220 p.)
  9. Người An-Nam, tiểu-thuyết (H.: Đời Mới, 1945 - 166 p.)
  10. Tôi quyết sống: chuyện chiến sĩ miền Nam (H.: Văn Nghệ, 1955 - 35 p.)
  11. Nông dân với địa chủ, tập truyện ngắn (H.: Văn Nghệ, 1955 - 195 p.)
28 - Lệ Dung
30 - Ông chủ bà chủ
31 - Tấm lòng vàng
32 - Cái thủ lợn
35 - Nông dân với địa chủ

  1. Tranh tối tranh sáng, tiểu thuyết (H.: Văn Nghệ, 1956 - 461 p.)
  2. Gặp năm nhà văn Trung Quốc (cùng Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam) (H.: Văn Nghệ, 1956 - 65 p.)
  3. Viết tiểu thuyết (cùng Võ Huy Tâm) (H.: Văn Nghệ, 1960 - 51 p.)
  4. Hỗn canh hỗn cư, tiểu thuyết (H.: Văn Học, 1961 - 395 p.)
  5. Thăm nhà người anh em chiến đấu anh dũng (H.: Văn Học, 1962 - 133 p.)
  6. Đống rác cũ I (H.: Văn Học, 1963 - 622 p.) (Tái bản trọn bộ 4 tập năm 1989)
  7. Đời viết văn của tôi (H.: Văn Học, 1971 - 402 p.)
  8. Hỏi chuyện các nhà văn: Nguyễn Đình Thi, Chu Văn, Bùi Hiển, Tô Hoài, Tú Mỡ, Tế Hanh (H.: Tác Phẩm Mới, 1977 - 208 p.)
  9. Nhớ và ghi (H.: Tác Phẩm Mới, 1978 - 131 p.)
  10. Một kiếp người, tiểu thuyết (H.: Nxb Hà Nội, 1989 - 219 p.)
36 - Tranh tối tranh sáng
39 - Hỗn canh hỗn cư
41 - Đống rác cũ
42 - Đời viết văn của tôi
43 - Hỏi chuyện các nhà văn


    Truyện nhi đồng:
  1. Phần thưởng danh dự, giáo-dục tiểu-thuyết (H.: Tân-Dân, 25 Septembre 1941) (Truyền Bá 2)
  2. Chuyện ma (H.: Tân-Dân, 6 Nobembre 1941 - 36 p.; 0$10) (Truyền Bá 5)
  3. Nhà triệu phú thọt (H. : Tân-Dân, 1er Janvier 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 13)
  4. Ma biên (H.: Tân-Dân, 26 Mars 1942 ; 0$10) (Truyền Bá 24)
  5. Đứa con đã khôn ngoan (H.: Tân-Dân, 2 Juillet 1942 - 30 p.) (Truyền Bá 38)
  6. Tấm lòng vàng, kịch (H.: Tân-Dân, I: 1er Octobre 1942, II: 8 Octobre 1942 - 30 p.; 0$15) (Truyền Bá 51-52)
  7. Xuân Đời Mới: Tết Quí Mùi 1943 (cùng Tam Thanh, Nguyễn Bính, Thao Thao, Thượng Sỹ, Trịnh Thục Anh) (H.: Đời Mới, 1943 - 50 p.)
  8. Trung Thu Trung Thu (cùng Doãn Kế Thiện, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Sanh) (H.: Kim Đồng, 1957 - 43 p.)
  9. Người cập rằng hầm xay lúa (H.: Kim Đồng, 1978 - 16 p.)
1 - Phần thưởng danh dự
6.1 - Tấm lòng vàng
6.2 - Tấm lòng vàng
9 - Người cập rằng hầm xay lúa



     Nguồn: http://my.opera.com/ntd1712/blog/nguyen-cong-hoan
    Xem thêm: http://sachxua.net/forum/index.php/topic,1805.0.html   -  http://s1208.photobucket.com/home/ntd1712c/tag/Nguyen%2520Cong%2520Hoan?view=slideshow
Nguyễn Công Hoan (1903-1977)

Nhà văn Việt Nam. Ông sinh tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.

Lúc nhỏ học trường Bưởi. Năm 1922, học trường cao đẳng Sư Phạm. Sau khi tốt nghiệp 1926, đi dạy học cho tới năm 1945.

Ông bắt đầu sáng tác, viết truyện từ năm 1920.

- Truyện thế gian (1922).

- Xã hội ba đào ký (1930)

- Kiếp hồng nhan (1923)

- Kép Tư Bền (1935)

Nguyễn Công Hoan chứng tỏ có biệt tài viết truyện ngắn, trào phúng. Tuy nhiên, ông còn là tác giả của 20 truyện dài: Tắt lửa lòng (1933), Lệ Dung, Lá ngọc cành vàng (1935) Thường mô tả những mối tình éo le, bi thảm, phê phán xã hội phong kiến, bảo thủ. Cô giáo Minh (1935), Ông chủ (1935), Bà chủ (1935), Bơ vơ (1938), Cái thủ lợn (1939), Nhật ký cô làm công (1936), Bước đường cùng (1938), Thanh Đạm (1942).

Sau cách mạng tháng tám, Nguyễn Công hoan làm giám đốc kiểm duyệt báo chí Hà Nội. Ông tham gia viết báo Vệ quốc quân, làm chủ nhiệm báo Quân nhân học báo. Khi hội nhà văn thành lập, ông được bầu làm chủ tịch khoá đầu (1957-1958). Từ (1956-1963), ông cho xuất bản 3 truyện dài: - Tranh tối tranh sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (1963, in tập I)

Với sự quan tâm và hiểu sâu về truyền thống dân tộc, văn học và ngôn ngữ dân tộc, ông đã viết những tiểu luận về Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế, Ngô Tất Tố, Tản Đà… đăng trên các báo văn học.

Tập hồi ký: Đời viết văn của tôi (1971) đã kể lại cho chúng ta những tài liệu quí giá, sinh động về đời sống văn học Việt Nam trước 1945.

Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội năm 1977, để lại một số bản thảo truyện dài, bút ký, hồi ký, tiểu luận đã hoặc đang được hoàn thành, ghi dấu hơn 50 năm lao động văn học bền bỉ trên văn đàn quốc ngữ, khẳng định vị trí hàng đầu của ông trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

(Nguyễn Hoàng Khung).
http://giadinhgpxuanloc.org/sach/ky-yeu-bn/9.htm


TOP




Posted by Tô Thắng 0 comments


Nguyễn Đạo Quán (1867-?): đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10 (1898).



KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)




國朝明命丙戌科第三甲同進士出身朱文議安豐安阜蘇珍文江春梂禮部右参知克史館察修鄧文啟文江弄亭會元奉使仕至郎中。
明命己丑科第三甲同進士出身范王+貴武江金堆兵部尚書兼都察院右都御史平富總督。
明命壬辰科第三甲同進士出身范伯迢武江金堆太僕寺卿。
紹治壬寅科第三甲同進士出身潘廷揚東岸莊烈北寧督學侍講學士御阮名望安勇黃枚海陽督學。
紹治癸卯科第三甲同進士出身武文俊嘉林金+本場興化按察奉使。
紹治甲辰科第二甲進士出身阮文富東岸檢林後改名思僩奉使第三甲同進士出身阮正嘉平平吳海陽督學紹治丁未科第三甲同進士出身鄭春賞東岸名林山西按察。
嗣德辛亥制科博學宏才第一甲吉士及第第三名武輝翼桂陽廣覽水+禹臚寺卿。
嗣德辛未科第三甲同進士出身阮堪東岸檢林仕至侍郎。
嗣德庚辰科第三甲同進士出身黃文槐東岸芙留仕至侍講。
成泰乙未科同進士香墨譚槏督學辛丑科同進士鄒魯阮廷恂督學明命壬辰科副榜如鱗阮茂擇先生。
紹治辛丑科副帮土塊武佐安先生同知府。
紹治壬寅科副榜芙留阮德鄰先生主事。甲辰科副榜春秀阮文安先生同知府。甲申科副帮萬斯阮品先生督學。
嗣德己酉科副榜東塗范選先生御史。己酉科副榜望月吳光光+翟先生。壬戌科副榜春雷阮廷潤先生副都御史休致。乙丑科副榜克念楊名立先生撫。乙丑科副榜玉開武桶先生布政戌辰科副榜春梂蘇董先生督學庚辰科副榜桐井潘文愛佐。
成泰己丑科副榜多遜鄧錫疇督學。己丑科副榜弄亭鄧樞督學。戊戌科副榜三山阮善繼知縣。戊戌科副榜春梂阮道慣辛丑科副榜多牛阮維善知縣。
創立碑亭侍郎前本省督學大卯舉仁杜仲瑋先生。

CHU VĂN NGHỊ 朱文議1 người xã Yên Phụ huyện Yên Phong, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh.
TÔ TRÂN 蘇珍2 người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Sử quán Toản tu.
ĐẶNG VĂN KHẢI 鄧文啟3 người xã Lộng Đình huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, đi sứ, làm quan đến Lang trung.
PHẠM QUÝ 4 người xã Kim Đôi huyện Võ Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Thượng thư Bộ Binh khiêm Đô sát viện, Hữu đô Ngự sử, Tổng đốc Bình Phú.
PHẠM BÁ THIỀU 笵伯迢5 người xã Kim Đôi huyện Võ Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh, làm Thái bộc Tự khanh.
PHAN ĐÌNH DƯƠNG 潘廷揚6 người xã Trang Liệt huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Bắc Ninh hàm Thị giảng Học sĩ.
NGUYỄN DANH VỌNG 阮名望7 người xã Hoàng Mai huyện Yên Dũng, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Hải Dương.
VŨ VĂN TUẤN 武文俊8 người xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Quý Mão niên hiệu Thiệu Trị, làm Án sát Hưng Hoá, đi sứ.
NGUYỄN VĂN PHÚ 阮文富9 người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Nhị tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, sau đổi tên là Tư Giản. . . . , đi sứ.
NGUYỄN CHÍNH 阮正10 người xã Bình Ngô huyện Gia Bình, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Hải Dương.
TRỊNH XUÂN THƯỞNG 鄭春賞11 người xã Danh Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Thiệu Trị, làm Án sát Sơn Tây.
VŨ HUY DỰC 武輝翼12 người xã Quảng Lãm huyện Quế Dương, đỗ Chế khoa Bác học Hoành tài, Đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ đệ tam danh, khoa Tân Hợi niên hiệu Tự Đức, làm Hồng lô Tự khanh.
NGUYỄN KHAM 阮堪13 người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức, làm quan Thị lang.
HOÀNG VĂN HOÈ 黃文槐14 người xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức, làm quan Thị giảng.
ĐÀM LIÊM 譚謙15 người Hương Mặc, đỗ đồng Tiến sĩ khoa t Mùi niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN ĐÌNH TUÂN 阮廷恂16 người xã Trâu Lỗ, đỗ đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN MẬU TRẠCH 阮茂擇17 người xã Như Lân, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh.
VŨ TÁ AN 武佐安18 người xã Thổ Khối, đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị, làm Đồng Tri phủ.
NGUYỄN ĐỨC LÂN 阮德鄰19 người Phù Lưu, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Chủ sự.
NGUYỄN VĂN AN 阮文安20 người xã Xuân Tú, đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, làm Đồng Tri phủ.
NGUYỄN PHẨM 阮品21 người xã Vạn Tư, đỗ Phó bảng khoa Giáp Thân niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học.
PHẠM TUYỂN 笵選22 người xã Đông Dư, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức, làm Ngự sử.
NGÔ QUANG DIỆU 吳光耀23 người xã Vọng Nguyệt, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức.
NGUYỄN ĐÌNH NHUẬN 阮廷潤24 người xã Xuân Lôi, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức, làm quan Phó Đô Ngự sử, về hưu.
DƯƠNG DANH LẬP 楊名立25 người xã Khắc Niệm, đỗ Phó bảng khoa t Sửu niên hiệu Tự Đức, làm Tuần phủ.
VÕ GIÁC 武桷26 người xã Ngọc Quan, đỗ Phó bảng khoa t sửu niên hiệu Tự Đức, làm Bố chánh.
TÔ HUÂN 蘇薰27 người xã Xuân Cầu, đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức, làm Đốc học.
PHAN VĂN ÁI 潘文愛28 người xã Đồng Tỉnh, đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức, làm Thương tá.
ĐẶNG TÍCH TRÙ 鄧錫疇29 người xã Đa Tốn, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
ĐẶNG QUĨ 鄧櫃30 người xã Lộng Đình, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN THIỆN KẾ 阮善計31 người xã Tam Sơn, đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
NGUYỄN ĐẠO QUÁN 阮道慣32 người xã Xuân Cầu, đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
NGUYỄN DUY THIỆN 阮惟善33 người xã Đa Ngưu, đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
Cử nhân Đỗ Trọng Vĩ  杜仲瑋34 người xã Đại Mão, chức Thị lang, từng làm Đốc học bản tỉnh lập bia.
Chú thích:

1. Chu Văn Nghị: Xem chú thích số 4, Bia số 84.

2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.

3. Đặng Văn Khải: Xem chú thích số 8, Bia số 84.

4. Phạm Quý: Xem chú thích số 8, Bia số 85.

5. Phạm Bá Thiều: Xem chú thích số 5, Bia số 86.

6. Phan Đình Dương: Xem chú thích số 2, Bia số 90.

7. Nguyễn Danh Vọng: Xem chú thích số 5, Bia số 90.

8. Vũ Văn Tuấn: Xem chú thích số 5, Bia số 91.

9. Nguyễn Văn Phú: Xem chú thích số 2, Bia số 92.

10. Nguyễn Chính: Xem chú thích số 10, Bia số 92.

11. Trịnh Xuân Thưởng: Xem chú thích số 6, Bia số 93.

12. Vũ Huy Dực: Xem chú thích số 2, Bia số 97.

13. Nguyễn Kham: Xem chú thích số 2, Bia số 103.

14. Hoàng Văn Hoè: Xem chú thích số 5, Bia số 104.

15. Đàm Liêm: Xem chú thích số 6, Bia số 107.

16. Nguyễn Đình Tuân: Xem chú thích số 1, Bia số 108.

17. Nguyễn Mậu Trạch (1805-?) người xã Như Lân huyện Văn Giang (nay thuộc xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh thứ 13. (1832). Ông làm quan đến Đồng Tri phủ, sau bị cách chức.

18. Vũ Tá An (?-?) người xã Thổ Khối huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cự Khối huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ 1. (1841). Ông làm Đồng Tri phủ.

19. Nguyễn Đức Lân (?-?) người Phù Lưu huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị thứ 2. (1842). Ông giữ các chức quan, như Tri huyện Tam Nông, Tri huyện Đan Phượng, Chủ sự Bộ Hình. Ông còn có tên là Nguyễn Đức Tiến.

20. Nguyễn Văn An (?-?) người xã Xuân Tú huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm Đồng Tri phủ.

21. Nguyễn Phẩm (?-?) người xã Vạn Tư huyện Gia Bình (nay thuộc xã Thái Bảo huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thân niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm làm Đốc học Sơn Tây, rồi về hưu.

22. Phạm Tuyển (?-?) người xã Đông Dư huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đông Dư huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849). Ông làm Ngự sử.

23. Ngô Quang Diệu (?-?) người xã Vọng Nguyệt huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849).

24. Nguyễn Đình Nhuận (1830-?) người xã Xuân Lôi huyện Quế Võ (nay thuộc xã Đại Xuân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15. (1862). Ông giữ các chức quan, như Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, Thị lang Bộ Lại, Tham tri Phó Đô Ngự sử, về hưu. Ông còn có tên là Nguyễn Duy Tân. Có tài liệu phiên là Nguyễn Đình Thuận.

25. Dương Danh Lập (1839-?) người xã Khắc Niệm huyện Tiên Du (nay thuộc xã Khắc Niệm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông giữ các chức quan, như Án sát Hà Tĩnh, làm Tuần phủ Thái Nguyên, thăng hàm Quang lộc Tự khanh. Sau ông về sống ở Hà Nội và mở trường dạy học.

26. Võ Giác (1842-?) người xã Ngọc Quan huyện Lương Tài (nay thuộc xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông làm Bố chánh Thái Nguyên. Ông còn có tên là Võ Trù. Có tài liệu ghi là Nguyễn Giác.

27. Tô Huân (1826-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21. (1868). Ông giữ các chức quan, như Phó Quản đạo Hà Tĩnh, Đốc học Hải Dương.

28. Phan Văn Ái (1850-?), hiệu là Đồng Giang 桐 江 người xã Đồng Tỉnh huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 33. (1880). Ông giữ các chức quan, như Kinh lược, Tham biện, hàm Quang lộc Tự khanh, Án sát Sơn tây. Ông còn có tên là Phan Văn Tâm.

29. Đặng Tích Trù (1854-?) người xã Đa Tốn huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đa Tốn huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tri phủ Xuân Trường, Đốc học. . Khi còn nhỏ ông có tên là Đặng Hữu Trù.

30. Đặng Quĩ (1845-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang (nay thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tu soạn, Giáo thụ, Đốc học.

31. Nguyễn Thiện Kế (1856-?) người xã Tam Sơn huyện Từ Sơn (nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.

32. Nguyễn Đạo Quán (1867-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.

33. Nguyễn Duy Thiện (1865-?) người xã Đa Ngưu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Tân Tiến huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên) đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13. (1901). Ông làm Tri huyện.

34. Đỗ Trọng Vĩ (18291899) người xã Đại Mão huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Hoài Thượng huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), thi đỗ Cử nhân năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức 17. (1864). Ông giữ các chức quan, như Huấn đạo Văn Giang, Giáo thụ Từ Sơn, Án sát Cao Bằng và Thái Nguyên, Tuần phủ Hưng Yên, Đốc học Bắc Ninh.


Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH



Quốc triều khoa bảng lục


Thời Thành Thái

Khoa Mậu Tuất - 1898

II - Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ xuất thân hay hoàng giáp) - ông hoàng
  1. Đào Nguyên Phổ

III - Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ xuất thân) - dân gian gọi là ông tiến sĩ
  1. Phạm Liêu
  2. Phan Quang
  3. Nguyễn Quí Song
  4. Nguyễn văn Trình
  5. Phạm Tuấn
  6. Nguyễn Tự Như
  7. Bùi Thức

PB - Phó bảng
  1. Ngô Truân
  2. Nguyễn Viết Tuyên
  3. Nguyễn Duy Thắng
  4. Nguyễn Thiện Kế
  5. Nguyễn Đạo Quán
  6. Nguyễn Văn Đàm
  7. Nguyễn Đức Đàm
  8. Trần Đình Bách
  9. Dương Hiển Tiến


Posted by Tô Thắng 0 comments





Tô Huân (1827-1896): đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868).



Theo "Xuân Cầu Tô Thị Gia Phả"

Cụ Tô Huân tên hiệu là Trụ Giang (Làng có sông Nghĩa Trụ).
Năm 22 tuổi đỗ Tú tài khoa Canh Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850).
Năm 24 tuổi đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tư, niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852).
Năm 40 tuổi thi Đình, đỗ Phó bảng thứ 7 khoa Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868) được vua cho hưởng vinh quy bái tổ.
Năm 41 tuổi được bổ chức Đồng Tri phủ, lĩnh Tri huyện Thanh Trì (Hà Nội), sau thăng chức phó Ngự Sử ở Kinh (Huế).



 ❀   ❀   ❀   ❀   ❀   ❀ 



Xem: 
Văn khắc >> Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12 - KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)

Cập nhật lúc 18h12, ngày 25/03/2009



KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)




國朝明命丙戌科第三甲同進士出身朱文議安豐安阜蘇珍文江春梂禮部右参知克史館察修鄧文啟文江弄亭會元奉使仕至郎中。
明命己丑科第三甲同進士出身范王+貴武江金堆兵部尚書兼都察院右都御史平富總督。
明命壬辰科第三甲同進士出身范伯迢武江金堆太僕寺卿。
紹治壬寅科第三甲同進士出身潘廷揚東岸莊烈北寧督學侍講學士御阮名望安勇黃枚海陽督學。
紹治癸卯科第三甲同進士出身武文俊嘉林金+本場興化按察奉使。
紹治甲辰科第二甲進士出身阮文富東岸檢林後改名思僩奉使第三甲同進士出身阮正嘉平平吳海陽督學紹治丁未科第三甲同進士出身鄭春賞東岸名林山西按察。
嗣德辛亥制科博學宏才第一甲吉士及第第三名武輝翼桂陽廣覽水+禹臚寺卿。
嗣德辛未科第三甲同進士出身阮堪東岸檢林仕至侍郎。
嗣德庚辰科第三甲同進士出身黃文槐東岸芙留仕至侍講。
成泰乙未科同進士香墨譚槏督學辛丑科同進士鄒魯阮廷恂督學明命壬辰科副榜如鱗阮茂擇先生。
紹治辛丑科副帮土塊武佐安先生同知府。
紹治壬寅科副榜芙留阮德鄰先生主事。甲辰科副榜春秀阮文安先生同知府。甲申科副帮萬斯阮品先生督學。
嗣德己酉科副榜東塗范選先生御史。己酉科副榜望月吳光光+翟先生。壬戌科副榜春雷阮廷潤先生副都御史休致。乙丑科副榜克念楊名立先生撫。乙丑科副榜玉開武桶先生布政戌辰科副榜春梂蘇董先生督學庚辰科副榜桐井潘文愛佐。
成泰己丑科副榜多遜鄧錫疇督學。己丑科副榜弄亭鄧樞督學。戊戌科副榜三山阮善繼知縣。戊戌科副榜春梂阮道慣辛丑科副榜多牛阮維善知縣。
創立碑亭侍郎前本省督學大卯舉仁杜仲瑋先生。


CHU VĂN NGHỊ 朱文議1 người xã Yên Phụ huyện Yên Phong, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh.
TÔ TRÂN 蘇珍2 người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Sử quán Toản tu.
ĐẶNG VĂN KHẢI 鄧文啟3 người xã Lộng Đình huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, đi sứ, làm quan đến Lang trung.
PHẠM QUÝ 4 người xã Kim Đôi huyện Võ Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Thượng thư Bộ Binh khiêm Đô sát viện, Hữu đô Ngự sử, Tổng đốc Bình Phú.
PHẠM BÁ THIỀU 笵伯迢5 người xã Kim Đôi huyện Võ Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh, làm Thái bộc Tự khanh.
PHAN ĐÌNH DƯƠNG 潘廷揚6 người xã Trang Liệt huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Bắc Ninh hàm Thị giảng Học sĩ.
NGUYỄN DANH VỌNG 阮名望7 người xã Hoàng Mai huyện Yên Dũng, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Hải Dương.
VŨ VĂN TUẤN 武文俊8 người xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Quý Mão niên hiệu Thiệu Trị, làm Án sát Hưng Hoá, đi sứ.
NGUYỄN VĂN PHÚ 阮文富9 người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Nhị tam giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, sau đổi tên là Tư Giản. . . . , đi sứ.
NGUYỄN CHÍNH 阮正10 người xã Bình Ngô huyện Gia Bình, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học Hải Dương.
TRỊNH XUÂN THƯỞNG 鄭春賞11 người xã Danh Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Thiệu Trị, làm Án sát Sơn Tây.
VŨ HUY DỰC 武輝翼12 người xã Quảng Lãm huyện Quế Dương, đỗ Chế khoa Bác học Hoành tài, Đệ nhất giáp Cát sĩ cập đệ đệ tam danh, khoa Tân Hợi niên hiệu Tự Đức, làm Hồng lô Tự khanh.
NGUYỄN KHAM 阮堪13 người xã Du Lâm huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Mùi niên hiệu Tự Đức, làm quan Thị lang.
HOÀNG VĂN HOÈ 黃文槐14 người xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức, làm quan Thị giảng.
ĐÀM LIÊM 譚謙15 người Hương Mặc, đỗ đồng Tiến sĩ khoa t Mùi niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN ĐÌNH TUÂN 阮廷恂16 người xã Trâu Lỗ, đỗ đồng Tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN MẬU TRẠCH 阮茂擇17 người xã Như Lân, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh.
VŨ TÁ AN 武佐安18 người xã Thổ Khối, đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị, làm Đồng Tri phủ.
NGUYỄN ĐỨC LÂN 阮德鄰19 người Phù Lưu, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị, làm Chủ sự.
NGUYỄN VĂN AN 阮文安20 người xã Xuân Tú, đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị, làm Đồng Tri phủ.
NGUYỄN PHẨM 阮品21 người xã Vạn Tư, đỗ Phó bảng khoa Giáp Thân niên hiệu Thiệu Trị, làm Đốc học.
PHẠM TUYỂN 笵選22 người xã Đông Dư, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức, làm Ngự sử.
NGÔ QUANG DIỆU 吳光耀23 người xã Vọng Nguyệt, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức.
NGUYỄN ĐÌNH NHUẬN 阮廷潤24 người xã Xuân Lôi, đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức, làm quan Phó Đô Ngự sử, về hưu.
DƯƠNG DANH LẬP 楊名立25 người xã Khắc Niệm, đỗ Phó bảng khoa t Sửu niên hiệu Tự Đức, làm Tuần phủ.
VÕ GIÁC 武桷26 người xã Ngọc Quan, đỗ Phó bảng khoa t sửu niên hiệu Tự Đức, làm Bố chánh.
TÔ HUÂN 蘇薰27 người xã Xuân Cầu, đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức, làm Đốc học.
PHAN VĂN ÁI 潘文愛28 người xã Đồng Tỉnh, đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức, làm Thương tá.
ĐẶNG TÍCH TRÙ 鄧錫疇29 người xã Đa Tốn, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
ĐẶNG QUĨ 鄧櫃30 người xã Lộng Đình, đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái, làm Đốc học.
NGUYỄN THIỆN KẾ 阮善計31 người xã Tam Sơn, đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
NGUYỄN ĐẠO QUÁN 阮道慣32 người xã Xuân Cầu, đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
NGUYỄN DUY THIỆN 阮惟善33 người xã Đa Ngưu, đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái, làm Tri huyện.
Cử nhân Đỗ Trọng Vĩ  杜仲瑋34 người xã Đại Mão, chức Thị lang, từng làm Đốc học bản tỉnh lập bia.
Chú thích:

1. Chu Văn Nghị: Xem chú thích số 4, Bia số 84.

2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.

3. Đặng Văn Khải: Xem chú thích số 8, Bia số 84.

4. Phạm Quý: Xem chú thích số 8, Bia số 85.

5. Phạm Bá Thiều: Xem chú thích số 5, Bia số 86.

6. Phan Đình Dương: Xem chú thích số 2, Bia số 90.

7. Nguyễn Danh Vọng: Xem chú thích số 5, Bia số 90.

8. Vũ Văn Tuấn: Xem chú thích số 5, Bia số 91.

9. Nguyễn Văn Phú: Xem chú thích số 2, Bia số 92.

10. Nguyễn Chính: Xem chú thích số 10, Bia số 92.

11. Trịnh Xuân Thưởng: Xem chú thích số 6, Bia số 93.

12. Vũ Huy Dực: Xem chú thích số 2, Bia số 97.

13. Nguyễn Kham: Xem chú thích số 2, Bia số 103.

14. Hoàng Văn Hoè: Xem chú thích số 5, Bia số 104.

15. Đàm Liêm: Xem chú thích số 6, Bia số 107.

16. Nguyễn Đình Tuân: Xem chú thích số 1, Bia số 108.

17. Nguyễn Mậu Trạch (1805-?) người xã Như Lân huyện Văn Giang (nay thuộc xã Long Hưng huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Minh Mệnh thứ 13. (1832). Ông làm quan đến Đồng Tri phủ, sau bị cách chức.

18. Vũ Tá An (?-?) người xã Thổ Khối huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Cự Khối huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu niên hiệu Thiệu Trị thứ 1. (1841). Ông làm Đồng Tri phủ.

19. Nguyễn Đức Lân (?-?) người Phù Lưu huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tân Hồng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị thứ 2. (1842). Ông giữ các chức quan, như Tri huyện Tam Nông, Tri huyện Đan Phượng, Chủ sự Bộ Hình. Ông còn có tên là Nguyễn Đức Tiến.

20. Nguyễn Văn An (?-?) người xã Xuân Tú huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm Đồng Tri phủ.

21. Nguyễn Phẩm (?-?) người xã Vạn Tư huyện Gia Bình (nay thuộc xã Thái Bảo huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Giáp Thân niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. (1844). Ông làm làm Đốc học Sơn Tây, rồi về hưu.

22. Phạm Tuyển (?-?) người xã Đông Dư huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đông Dư huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849). Ông làm Ngự sử.

23. Ngô Quang Diệu (?-?) người xã Vọng Nguyệt huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức thứ 2. (1849).

24. Nguyễn Đình Nhuận (1830-?) người xã Xuân Lôi huyện Quế Võ (nay thuộc xã Đại Xuân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15. (1862). Ông giữ các chức quan, như Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, Thị lang Bộ Lại, Tham tri Phó Đô Ngự sử, về hưu. Ông còn có tên là Nguyễn Duy Tân. Có tài liệu phiên là Nguyễn Đình Thuận.

25. Dương Danh Lập (1839-?) người xã Khắc Niệm huyện Tiên Du (nay thuộc xã Khắc Niệm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông giữ các chức quan, như Án sát Hà Tĩnh, làm Tuần phủ Thái Nguyên, thăng hàm Quang lộc Tự khanh. Sau ông về sống ở Hà Nội và mở trường dạy học.

26. Võ Giác (1842-?) người xã Ngọc Quan huyện Lương Tài (nay thuộc xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Ất sửu niên hiệu Tự Đức thứ 18. (1865). Ông làm Bố chánh Thái Nguyên. Ông còn có tên là Võ Trù. Có tài liệu ghi là Nguyễn Giác.

27. Tô Huân (1826-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21. (1868). Ông giữ các chức quan, như Phó Quản đạo Hà Tĩnh, Đốc học Hải Dương.

28. Phan Văn Ái (1850-?), hiệu là Đồng Giang 桐 江 người xã Đồng Tỉnh huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 33. (1880). Ông giữ các chức quan, như Kinh lược, Tham biện, hàm Quang lộc Tự khanh, Án sát Sơn tây. Ông còn có tên là Phan Văn Tâm.

29. Đặng Tích Trù (1854-?) người xã Đa Tốn huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Đa Tốn huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tri phủ Xuân Trường, Đốc học. . Khi còn nhỏ ông có tên là Đặng Hữu Trù.

30. Đặng Quĩ (1845-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang (nay thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 1. (1889). Ông làm quan Tu soạn, Giáo thụ, Đốc học.

31. Nguyễn Thiện Kế (1856-?) người xã Tam Sơn huyện Từ Sơn (nay thuộc xã Tam Sơn huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.

32. Nguyễn Đạo Quán (1867-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên), đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái thứ 10. (1898). Ông làm Tri huyện.

33. Nguyễn Duy Thiện (1865-?) người xã Đa Ngưu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Tân Tiến huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên) đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13. (1901). Ông làm Tri huyện.

34. Đỗ Trọng Vĩ (18291899) người xã Đại Mão huyện Siêu Loại (nay thuộc xã Hoài Thượng huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), thi đỗ Cử nhân năm Giáp Tý niên hiệu Tự Đức 17. (1864). Ông giữ các chức quan, như Huấn đạo Văn Giang, Giáo thụ Từ Sơn, Án sát Cao Bằng và Thái Nguyên, Tuần phủ Hưng Yên, Đốc học Bắc Ninh.


Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH



Quốc triều khoa bảng lục


Thời Tự Đức

Khoa Mậu Thìn - 1868

II - Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tiến sĩ xuất thân hay hoàng giáp) - ông hoàng
  1. Vũ Nhự

III - Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân (đồng tiến sĩ xuất thân) - dân gian gọi là ông tiến sĩ
  1. Bùi Ước
  2. Dương Khuê
  3. Nguyễn Tái

PB - Phó bảng
  1. Vũ Duy Tân
  2. Nguyễn Hoan
  3. Nguyễn Thuật
  4. Vũ Văn Báo
  5. Khuất Duy Tài
  6. Hoàng Dụng Tân
  7. Tô Huân
  8. Phan Đình Vận
  9. Lê Khánh Thiện
  10. Lê Doãn Thành
  11. Lâm Chuẩn
  12. Nguyễn Đình Tựu

Posted by Tô Thắng 0 comments


Tô Trân (1791-?): đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi hội năm Bính Tuất, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 7 (1826).



Danh thần, sử gia đời Minh Mạng, Tự Đức; quê xã Hoa Cầu (sau đổi là Xuân Cầu), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.

Năm Bính tuất 1826, ông đỗ tiến sĩ làm Tuần phủ tỉnh Định Tường. Khi thành mất vì giặc Pháp, ông bị cách chức. Sau được khai phục, thăng Hữu tham tri bộ Lễ, Toản tu Quốc sử quán rồi về hưu.

Lúc mất thành Định Tường, ông bỏ nhiệm sở và làm một bài thơ tỏ chí:

"Dục bãi bất năng chử vũ dương,
Phân điền, phân thổ bất phân vương.
Gia ưng hữu thất hà tu thỉ.
Lễ bất cầu phong chỉ dụng dương.
Đạt đắc chúng nhân suy hạnh xuất.
Thao tồn nhất thủ tự vô đương.
Ngư du thảo hạ hòa biên ổn.
Ngọc chẩn di xa tụy nhất đường."

Bản dịch:

Muốn thôi, cánh liệng, chẳng cho thôi,
Xẻ đất, quyền vương chẳng xe đôi.
Không lợn, đã nhà nề nếp sẵn,
Có dê chưa hậu, lễ nghi rồi.
Nhiều người khen đạt mình may thoát,
Còn một tay thao việc khó trôi!
Cá tựa lúa êm bơi dưới cỏ,
Xe về nhà ngọc họp đầy vơi.

Bài thơ chữ Hán trên, ngoài ý từ biệt tỉnh Định Tường về quê nghỉ, tác giả đã có tài xuất sắc là dùng tám câu thơ, mỗi câu tả tự dạng một chữ, có trật tự rõ ràng, thành tám chữ Thư lí Định Tường Tuần phủ Tô Trân (nghĩa là tạm quyền chức Tuần phủ tỉnh Định Tường Tô Trân). Mỗi câu về cách tả tự dạng chiết tự của mỗi từ đề trình bày rõ ý nghĩa cả câu. Đây là một bài thơ vừa có nghệ thuật hội họa, vừa có giá trị nghệ thuật thơ.

Các tác phẩm của ông có:

  • Minh Mạng chánh yếu
  • Đại Nam thực lục chánh biên
  • Bắc hành tập
Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên) (560 quyển) do ông và một số sử gia thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn bắt đầu từ Thái tổ Gia Dũ hoàng đế (Nguyễn Hoàng 1558) đến năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777).

Phần chính biên gồm 66 quyển chép các sự việc từ đời vua Gia Long (1802) đến năm Đồng Khánh cộng tất cả 7 đời vua mỗi đời một kỉ, cộng 7 kỉ (kể cả kỉ dẫn nhập).

Q 1: Đệ nhất kỉ (đời Gia Long).
Q 2: Đệ nhị kỉ (đời Minh Mạng).
Q 3: Đệ tam kỉ (đời Thiệu Trị).
Q 4: Đệ tứ kỉ (đời Tự Đức).
Q 5: Đệ ngũ kỉ (cuối đời Tự Đức - Kiến Phước).
Q 6: Đệ lục kỉ (đời Hàm Nghi, Đồng Khánh).

Ông (Tô Trân) giữ chức Toản tu và trực tiếp biên soạn kỉ thứ nhất và kỉ thứ hai, kỉ thứ ba dưới quyền của Tổng tài Phan Thanh Giản.

Đây là một bộ sử quan trọng và vĩ đại nhất của triều Nguyễn được tổ chức biên soạn công phu và có phương pháp từ trước đến đương thời.

Ngoài ra ông còn trực tiếp biên soạn bộ Minh Mạng chánh yếu trong đời vua Minh Mạng.

Nguồn: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế)


Khi Pháp xâm lược, ông thuộc phái chủ chiến
một trong hai phái chính trong nội bộ triều đình Tự Đức (1848 - 83), xuất hiện sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. PCC chủ trương tổ chức toàn dân kháng chiến chống Pháp để giữ gìn độc lập dân tộc và thu hồi các tỉnh đã bị Pháp chiếm. Đại diện là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tư Giản, Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiến Hữu, Vũ Phạm Khải. Là thiểu số trong triều đình Tự Đức, nhưng đã phản ánh được ý chí truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân, thể hiện trong phong trào kháng Pháp sôi nổi suốt trên ba thập kỉ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước.
(Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)


 ❀   ❀   ❀   ❀   ❀   ❀ 




VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826)




皇朝明命柒年丙戌會試科進士題名碑

賜 第 二 甲 進 士 出 身 貳 名
黃 濟 美, 舉人, 山西鎮國威府慈廉縣東鄂社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 輝 佑, 監生, 海陽鎮寧江府四歧縣春裊社人, 年庚癸卯肆拾肆歲
賜 第 三 甲 同 進 士 出 身 捌 名
潘 清 簡, 舉人, 永清鎮定遠府永平縣安盛和村人, 年庚丙辰參拾壹歲
朱 文 議, 舉人, 北寧鎮慈山府安豊縣安阜社人, 年庚丁未肆拾歲
武 璠, 舉人, 懷德府壽昌縣寺塔村人, 年庚甲子貳拾參歲
蘇 珍, 舉人, 北寧鎮順安府文江縣春梂社人, 年庚辛亥參拾陸歲
魏 克 , 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣春園社人, 年庚己未貳拾捌歲
鄧 文 啟, 舉人, 會元北寧鎮順安府文江縣弄亭社人, 年庚甲寅參拾參歲
武 時 敏, 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣會統社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 文 勝, 舉人, 懷德府永順縣安泰坊人, 年庚癸亥貳拾肆歲。

Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người
HOÀNG TẾ MỸ 黃濟美1,Cử nhân, người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm tân Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN HUY HỰU 阮輝佑2,Giám sinh, người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương, sinh năm Quý Mão, thi đỗ năm 44 tuổi.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân8 người
PHAN THANH GIẢN 潘清蕑3,Cử nhân, người thôn An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh, sinh năm Bính Thìn, thi đỗ năm 31 tuổi.
CHU VĂN NGHỊ 朱文議4, Cử nhân, người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh, sinh năm Đinh Mùi, thi đỗ năm 40 tuổi.
VŨ [TÔNG] PHAN 武宗璠5,Cử nhân, người thôn Tự Tháp huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 23 tuổi.
TÔ TRÂN 蘇珍6, Cử nhân, người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 36 tuổi.
NGỤY KHẮC TUẦN 魏克循7, Cử nhân, người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm Kỷ Mùi, thi đỗ năm 26 tuổi.
ĐẶNG VĂN KHẢI 鄧文啟8, Cử nhân, Hội nguyên, người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh, sinh năm Giáp Dần, thi đỗ năm 33 tuổi.
VŨ THỜI MẪN 武時敏9, Cử nhân, người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm t Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN VĂN THẮNG 阮文勝10, Cử nhân, người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức, sinh năm Quý Hợi, thi đỗ năm 24 tuổi.
Bia truy khắc ngày lành tháng 3 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831).
Chú thích:

1. Hoàng Tế Mỹ (1795-?) hiệu Phục Đình và tự là Thế Thúc, nguyên quán xã Đông Bình huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh). Sau gia đình di cư đến ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây (nay là ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Ông là con của Hoàng Nguyễn Thự và thi đỗ Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Án sát sứ Hải Dương, Bố chánh Hải Dương, Án sát sứ Cao Bằng, Hữu Thị lang Bộ Hình, Tham tri Bộ Hình và từng được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Lễ. Ông còn có tên là Hoàng Phạm Thanh .

2. Nguyễn Huy Hựu (1783-?) người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Đốc học.

3. Phan Thanh Giản (1796-1867) hiệu là Lương Khê,Ước Phu, biệt hiệu là Mai Xuyênvà tự là Tĩnh Bá và Đạm Nhưngười xã An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình trấn Vĩnh Thạnh (nay thuộc huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Lang trung Bộ Hình, Tham hiệp Nghệ An, Thị lang Bộ Lễ, Hiệp trấn Ninh Bình, Viên ngoại lang Bộ Hộ, Hồng lô tự khanh, Đại lý tự khanh, Đại thần Viện Cơ mật, Lang trung Bộ Hộ, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thự hiệp biện Đại học sĩ, Tổng đốc Vĩnh Long. Khi quân Pháp tấn công Vĩnh Long, ông biết là không thể giữ nổi thành, đã để mất thành cho quân Pháp và tự vẫn. Sinh thời, ông được triều đình cử làm Phó Chánh sứ (năm 1832) sang nhà Thanh (Trung Quốc) và được cử làm Chánh sứ (năm 1863) sang Pháp.

4. Chu Văn Nghị (1787-1842) người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh (nay thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Cử nhân năm Kỷ Mão (1819). Tuy thi đỗ Tiến sĩ, nhưng ông không ra làm quan và ở quê dạy học.

5. Vũ Tông Phan (1804-1862) hiệu là Lỗ Am,Đường Xuyênvà tự là Hoán Phủ,người xã Hoa Đường huyện Đường An (nay thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương), sau di đến ở thôn Tự Tháp phường Báo Thiên huyện Thọ Xương Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội).Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Tham hiệp tỉnh Thái Nguyên, Đốc học tỉnh Bắc Ninh. Sau ông cáo ốm về nhà mở trường dạy học, học trò theo ông rất đông và nhiều người đỗ đạt.Chữ Tông trong bia bị đục do kiêng huý, nên có tài liệu cũng ghi ông là Vũ Phan

6. Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường, Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.

7. Ngụy Khắc Tuần (1799-1854) hiệu là Thiện Phủ,người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Ông là anh của Ngụy Khắc Thành và đỗ Cử nhân năm Tân Tị niên hiệu Minh Mệnh thứ 2 (1821). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện, Lang trung Bộ Hộ, Tham hiệp trấn Ninh Bình và Thanh Hóa, Bố chánh Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hóa và Nam Định, Hữu Thị lang Bộ Công, Tuần phủ Bắc Ninh, Tổng đốc Sơn- Hưng-Tuyên, sau thăng Thượng thư Bộ Hộ và được cử đi sứ sang Pháp. Sau khi mất, ông được tặng chức Hiệp biện Đại học sĩ.

8. Đặng Văn Khải (1784-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh (nay thuộc Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Lang trung, từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Viên ngoại.

9. Vũ Thời Mẫn (1795-?) người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Bố chánh.

10. Nguyễn Văn Thắng (1803-?) người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức (nay thuộc phường Bưởi quận Ba Đình Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Tham hiệp.


Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH



Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12 - KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)

國朝明命丙戌科第三甲同進士出身朱文議安豐安阜蘇珍文江春梂禮部右参知克史館察修 

TÔ TRÂN 蘇珍2 người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Sử quán Toản tu. 

Chú thích:  2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.
  

Labels

Labels

Labels