Xuân Cầu

Quê nhà

  • Xuân Cầu

    Bài viết ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget odio sagittis blandit. ...

  • YOUR POST TITLE HERE

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit. Quisque sed felis. Aliquam sit amet felis. Mauris semper, velit semper laoreet dictum, quam diam dictum urna, nec placerat elit nisl in quam. Etiam augue pede, molestie eget, rhoncus at, convallis ut, eros. Aliquam pharetra. Nulla in tellus eget ...

Posted by Tô Thắng 0 comments


_ Phạm Thị Thu Thủy _




Truyền thuyết kể rằng, khi quân Mã Viện đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, tới một làng, quân Mã chợt hoa mắt vì thấy những sào vải đen phơi dọc ngang không biết lối nào mà lần. Quân Mã sợ rơi vào trận đồ bát quái của hai bà, đành quay ra tìm đường khác. Ngôi làng trong truyền thuyết khiến quân Mã Viện phải hốt hoảng ấy chính là Huê Cầu, thuộc tổng Huê Cầu, huyện Tế Giang (sau thuộc Văn Giang), phủ Thuận An (sau đổi phủ Thuận Thành), trấn Kinh Bắc, nay thuộc thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Còn những sào vải đen khiến quân giặc tưởng là "trận đồ bát quái" kia, chính là nghề tổ của làng - nghề nhuộm thâm.

Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền...,

nói quanh nói quẩn những Đồng Tỉnh, Huê Cầu, Thanh Lâm, thì chẳng qua cũng là một lời tỏ tình, kiểu Hôm qua tát nước đầu đình..., áo nhuộm thâm là cái cớ, nhưng cái cớ ấy từng là một phần không thiếu được trong đời sống người nông dân Việt Nam.

Trong số gần 500 làng nghề từng tồn tại ở đồng bằng sông Hồng, làng ươm tơ dệt vải có lẽ là làng nghề đông nhất. Dọc theo các con sông, các bãi bồi đều là những bãi dâu rười rượi, và nhất định phía trong những bãi dâu ấy có lanh canh tiếng thoi đưa cửi dệt. Nhưng trừ Huê Cầu ra, không thấy nói đến làng nào có nghề nhuộm. Các cụ bà Nguyễn Thị Thoan (làng dệt Đại Mỗ), Nguyễn Thị Mùi (làng dệt La Khê) đều cho biết làng chỉ dệt vải rồi mang vải mộc ra chợ Đình (chợ đình làng) hoặc chợ Hà Đông bán cho lái buôn. Nơi sẽ nhuộm tất cả thứ vải lụa ấy rồi đem bày bán chính là phường Hàng Đào nơi Kẻ Chợ. Hàng Đào nổi tiếng về nhuộm điều, các mầu đỏ, hồng, hoa đào... Đến thế kỷ 18, trong Thượng Kinh phong vật chí ghi chép lại thì: "Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm mầu: mầu trắng như tuyết, mầu đỏ như tiết, mầu đen như mực... Mầu vàng là chính. Màu tạp thì có mầu hoa hiên, thiên thanh, hoa đào, cánh trả, quan lục, không mầu nào giống mầu nào". Rồi thì người Hàng Đào cũng bắt đầu "chuyên môn hóa" công việc, theo nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ trong Tìm hiểu làng nghề thủ công điêu khắc cổ truyền, Hàng Đào chỉ giữ lại việc nhuộm điều, chuội trắng nhờ bên Cầu Gỗ, còn lại giao cho Hàng Thợ Nhuộm... (đều thuộc Hà Nội). Duy có một thức nhuộm mà phường Hàng Đào không khi nào tự làm được, ấy là nhuộm thâm (đen). Bởi nhuộm thâm thời ấy, tất cả bằng mầu thực bắt buộc phải có... bùn, người Hàng Đào phải giao vải mộc về nơi khác, và Huê Cầu chính là nơi nổi tiếng về cái thức nhuộm rất dân dã và cũng rất lạ lùng này. Cứ theo truyền thuyết thì nghề nhuộm thâm ở Huê Cầu cũng có ngót nghét 2.000 năm!

Người Huê Cầu nhún nhường lắm về nghề tổ của làng mình:

Ruộm (nhuộm) thâm chẳng hết bao nhiêu
Hết một nắm đất với niêu lá sòi. 

Nhưng cái "chẳng hết bao nhiêu" ấy kể ra thì những nhà nhuộm bây giờ nghe cũng phức tạp: Đầu tiên phải nhuộm gụ bằng củ nâu, đun trong nước lá sòi (một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như trong câu ca dao, sau đó lấy bùn trát kín, việc trát bùn phải được làm đi làm lại vài lần. Sau khi nhuộm xong, tấm vải không đen nhánh, không đen bóng, mà có mầu đen thâm, bàng bạc, song hầu như không bao giờ phai. Các khe của sợi vải sau khi nhuộm sẽ được lấp kín, tấm vải cực kỳ dai và bền, dày dặn nhưng mặc lại không nóng, không bí. Chuyện rằng có những người mẹ nghèo, đêm ngủ dùng váy thâm lót cho con, tấm váy này có tác dụng như một tạ giấy thời hiện đại, chính được may bằng loại nái (một loại vải dày) nhuộm bùn. Trước đây, những mầu sắc rực rỡ thường chỉ được dùng trong các ngày lễ hội. Trong đời sống thường ngày, nhất là đối với người lao động, mầu vải thâm vẫn là gam mầu chính. Một anh chàng nhắn gửi "ai" đó: Mua anh một áo vải thâm hạt dền. Sau này khi Nguyễn Đình Thi viết về Đất nước Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn, không biết có phải là tấm áo đó không?

Và không chỉ thế, người Huê Cầu còn tự hào vì nghề nhuộm của mình đã ra khỏi làng, vào cả những nơi chốn cao sang.

Theo gia phả họ Cao, ở làng có cụ Cao Quý Công từng được triều đình nhà Nguyễn vời vào kinh đô Huế nhuộm vải vóc cho hoàng tộc.

Nhưng đấy là chuyện của những thế kỷ trước. Bây giờ đến Huê Cầu hỏi làng nghề, người trẻ thì gãi đầu cười trừ. Mấy bà bán hàng đầu chợ nói rằng làm gì còn ai nhuộm.

Cách Huê Cầu khá xa (về thị xã Hải Dương rồi đi thêm chừng 10 km nữa), ở huyện Nam Sách còn chợ Thanh Lâm. Không ai hiểu tại sao cái áo nhuộm thâm ở Huê Cầu lại có thể lưu lạc đến một cái chợ cách nó đến 40-50 km, xưa kia đấy là một khoảng cách đáng kể. Hóa ra, chợ Thanh Lâm trong câu ca xưa không phải ở Nam Sách, Hải Dương. Theo bác Tô Xuân Thạch, nhà giáo về hưu đã bỏ nhiều năm tìm lục lại sử sách về làng, đó là chợ Thanh Lâm (hay Cách Lâm) nằm ở đầu làng Lê Cao bên cạnh Huê Cầu. Khi quân Hán đô hộ Việt Nam, khu gia binh của thành Luy Lâu được đặt trên đất Xuân Cầu, hình thành nên khu chợ gần đấy. Chợ Thanh Lâm này còn có ngôi quán mang tên Hàng Vải, đây chính là nơi bán sản phẩm nhuộm đặc trưng của làng. Nay thì chợ Thanh Lâm ấy cũng không còn, khi dân làng đào đất làm lò gạch phát hiện nhiều nền phế tích xưa, trong đó có cả nền quán Hàng Vải.

Hàng Vải mất, Thanh Lâm cũng chẳng còn, làng mất nghề, chỉ còn lại độc cái tên từng ghi dấu vào ca dao một thuở, dân làng chủ yếu chạy chợ và đi làm thuê ngoài Hà Nội. Mấy năm nay, Huê Cầu cũng muốn mở lại hội làng, nhưng bàn đi bàn lại chẳng biết nên tổ chức thế nào. Vì đình chùa miếu mạo không còn, nghề tổ cũng mất (ngoài nghề nhuộm, Huê Cầu còn có đặc sản bánh mỡ song cũng đã thất truyền), thế hệ trẻ gần như không biết chút gì về quá khứ xưa. Bác Thạch ngậm ngùi nói một câu nghe chừng rất đúng với Huê Cầu bây giờ: Thế mới hiểu những giá trị truyền thống có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện đại.

Làng Huê Cầu không còn ai biết nghề nhuộm thâm, nhưng đất dệt xứ bắc vẫn còn. Làng Nội Duệ (Bắc Ninh) có bà Năm nay đã ngoại 80 là người sót lại cuối cùng của làng chuyên sống bằng nghề nhuộm thuê. Tay bà vài hôm lại có một mầu: khi xanh, khi đỏ, lúc tím, lúc lại vàng. Đấy là mầu của thuốc nhuộm, bây giờ là thuốc hóa học, nhuộm xong bà lại phải dùng thuốc hóa học khác để rửa phòng thuốc nhuộm ăn vào da. Trước kia nhuộm màu tự nhiên bà không phải lo điều ấy, mà vải không phai, bây giờ thuốc hiện đại, mầu phai, bà thắc mắc lắm. Bây giờ cũng không ai thuê bà nhuộm thâm nữa, nhưng nếu bạn muốn, bà vẫn sẵn sàng.


Phạm Thị Thu Thủy
(Theo báo Thể thao và Văn hóa)


 ❧ ❀ ❧



   Nguồn: http://n.domaindlx.com/phuonghue/vainhuomthamlanghuecau.htm

Categories:

0 Responses

Đăng nhận xét

Labels

Labels

Labels